Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2007

Bệnh & cách phòng bệnh cho tôm sú giống

Một số bệnh tôm giống thường gặp và biện pháp phòng trị

1. Dấu hiệu mắc bệnh của tôm sú, tôm he giống trong ao ương:

- Tôm giảm ăn hoặc bỏ ăn,lớn chậm.

- Mất phần phụ, vỏ bị tổn thương, vỏ mềm kéo dài.

- Hình dạng tôm biến đổi, màu sắc không tươi.

- Bơi không bình thường.

- Tôm chết dần dần (nguyên nhân thường do vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng hay do dinh dưỡng xấu gây ra).

- Tôm chết nhiều và đột ngột (nguyên nhân thường do môi trường xấu như : hàm lượng oxy trong nước thấp, nước bị chua phèn, hàm lượng khí độc NH3 và H2S tăng, nhiệt độ và độ mặn thay đổi đột ngột ... ).

2. Nguyên tắc phòng bệnh cho tôm giống:

- Chọn tôm giống khoẻ mạnh, không có mầm bệnh; màu sắc, ngoại hình và quy cỡ phải đạt yêu cầu quy định.

- Thường xuyên giữ môi trường ao ương nuôi sạch, không bị nhiễm bẩn.

- Cho tôm giống ăn đầy đủ, thức ăn sạch và đảm bảo chất lượng.

- Chăm sóc, quản lý ao ương đúng yêu cầu quy định.

3. Một số bệnh thường gặp ở tôm sú, tôm he giống và biện pháp phòng, trị quy định trong Bảng 3:

Bảng 3 - Cách phòng, trị một số bệnh thường gặp của tôm giống

Tên bệnh, nguyên nhân

Triệu chứng

Cách phòng

Cách trị

1. Bệnh MBV

do virus

- Tôm bơi lờ đờ, thân

màu sẫm

- Tôm kém ăn, chậm lớn, cá thể nhỏ.

- Chọn PL15 khỏe

- Giữ môi trường ao sạch cho tôm ăn đầy đủ.

Khó chữa trị

2. Bệnh IHHNV do virus ở gan và biểu mô

Tôm chết từ từ kéo dài trong 2 - 3 tuần

- Chọn PL15 khỏe

- Giữ môi trường ao sạch cho tôm ăn đầyđủ.

Loại bỏ tôm bị bệnh

3. Bệnh HPV do virus

- Tôm tăng trưởng chậm, kém ăn, ít hoạt động.

- Có nhiều sinh vật bám ở thân, cơ đuôi có các chấm mờ

- Chọn PL15 khỏe

- Giữ môi trường ao sạch cho tôm ăn đầy đủ.

Loại bỏ tôm bị bệnh

4. Bệnh vỏ đốm

nâu và hoại tử

do vi khuẩn

- Phần phụ của tôm

bị tổn thương

- Vỏ tôm có màu sắc

nhợt nhạt

- Ương với mật độ thấp

- Giữ môi trường ao sạch

- Oxytetracy -

clin 0,5- 2 g/m3

- Bột hạt chè

10 - 20 g/ m3

5.Bệnh phát sáng

do vi khuẩn

Tôm bị phát sáng

trong tối và chết dần

- Tẩy trùng nước ao

bằng Chlorine

- Giữ môi trường ao sạch

- Nitro furazoli - done 20ml/ m3

- Hoặc Erythro - mycine 2-5g/m3

6. Bệnh đỏ thân

do thức ăn bị ôi

thối, gây độc

Thân tôm có màu đỏ

nhạt đến đỏ, bị mất

sắc tố

- Giữ môi trường ao sạch

- Sử dụng thức ăn đảm

bảo chất lượng

Chưa có hiệu

quả

7. Bệnh mềm vỏ kéo dài dobị thiếu dinh dưỡng, môi trường xấu, bị nhiễm thuốc trừ sâu

Vỏ tôm mỏng và nhăn nheo

- Giữ môi trường ao sạch

- Sử dụng thức ăn đảm

bảo chất lượng.

- Cho tôm ăn

đầy đủ

- Thay nước

thường xuyên

8. Bệnh do ao có

pH thấp

Tôm chậm lột xác,

tăng trưởng chậm

- Chọn vị trí ao thích hợp

- Xây dựng ao ở nơi đất

không bị chua phèn

- Dùng vôi khử

chua, hoặc

- Bón phân cho

tảo phát triển.


Nguồn: Trung tâm Tin học - Bộ Thuỷ sản

Không có nhận xét nào: