Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2007

Hỏi - Đáp về Môi trường & bệnh tôm nuôi

Câu 1: Có nên nuôi luân canh tôm sú với các đối tượng khác trong một ao nuôi hay không? Vì sao ?

Trả lời. Nuôi luân cạnh các đối tượng khác nhau trong một ao nuôi như: vụ thứ nhất nuôi tôm, vụ thứ hai nuôi cá Rô phi hay trồng rong... Đây là một hướng tốt nhằm đa dạng cơ cấu vật nuôi cây trồng, để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế. Mặt khác, nuôi luân canh còn có hiệu quả trong việc chống ô nhiễm môi trường, ngăn chặn dịch bệnh cho đối tượng nuôi, đặc biệt trong điều kiện thực tế của nước ta, các địa phương chưa có quy định những khu vực chứa chất thải của nghề nuôi thuỷ sản.

Ví dụ: Sau một vụ nuôi tôm, đáy ao sẽ chứa một lượng chất thải rất lớn, nếu vụ nuôi thứ hai là trồng rong hoặc nuôi cá Rô phi, các đối tượng này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng các chất thải của tôm cho sự tồn tại và sinh trưởng của chúng, làm sạch môi trường, gián tiếp làm giảm mầm bệnh. Mặt khác, có một số tác nhân gây bệnh có thể gây bệnh ở đối tượng này mà không gây bệnh ở đối tượng khác (như virut đốm trắng chỉ gây bệnh ở tôm mà không gây bệnh ở cá), nên tránh được sự lây lan. Do vậy, nuôi luân canh là một biện pháp chống Ô nhiễm môi trường và ngăn chặn dịch bệnh.

Câu 2: Những hoá chất, phân bón nào thường được sử dụng trong cải tạo ao ? Liều lượng và cách sử dụng ?

Trả lời. Trong cải tạo ao đìa người ta thường chia làm 2 công đoạn: cải tạo đáy ao và xử lý nước trước khi thả giống. Những hoá chất và phân bón sau thường được sử dụng khi cải tạo ao, đìa:

1. Giai đoạn cải tạo đáy:

+ Vôi sống (CaO) hoặc vôi tôi (Ca(OH)2): sau khi tháo cạn nước, vét sạch lớp bùn đáy, dùng vôi để tăng PH và tăng độ khoáng hoá của đáy, đồng thời diệt mầm bệnh. Liều lượng sử dụng từ 400-2000 kg/ha tuỳ thuộc vào giá trị PH đáy. Cách dùng: rải đều khắp đáy và bờ ao, rải nhiều hơn ở những chỗ còn nước hoặc còn vết bùn đen.

+ Dolomite, zeolite: Hai loại khoáng chất này thường được sử dụng dối với những ao có độ kiềm thấp. Liều lượng khoảng 200 kg/ha, cách sử dụng giống vôi.

+ Phân bò, phân gà: Được sử dụng đối với những ao nghèo dinh dưỡng. Nên dùng phân đã được ủ hoại, liều lượng 200-2000 kg/ha. Rải đều khắp mặt đáy, cày đáy ao để phân trộn đều với nền đáy.

2. Giai đoạn xử lý nước trước khi thả giống: Sau khi lấy nước vàn ao khoảng 60-70cm người ta thường xử lý nước trước khi thả giống với các loại hoá chất và phân bón sau:

a) Diệt tạp:

+ Saponin: Sử dụng để diệt tạp. Liều lượng từ 70-100 kg/ha (nếu độ mặn >2000/00) và 100-170 kg/ha (nếu độ mặn <200/00). Trước khi sử dụng ngâm saponin vào nước 12-24 giờ sau đó rải đều vào ao. Sử dụng vào buổi sáng (8-10 giờ) khi thời tiết tốt.

b) Diệt trùng: Sử dụng một trong ba loại hoá chất sau:

+ Thuốc tím (KmnO4): Liều lượng sử dụng từ 2-5 ppm, tạt đều khắp ao và để ít nhất sau 24 giờ mới tiến hành gây màn nước.

+ Formol: Liều lượng khoảng 30ppm.

+ Chlorine: Liều lượng từ 5-10 ppm. Khi sử dụng hoà chlorine vào nước ngọt, lọc qua lưới rồi té đều khắp ao.

Lưu ý: Chỉ sử đụng một trong ba loại hoá chất trên (hoặc thuốc tím, hoặc formol hoặc chlorine) và nếu sử dụng chlorine để diệt trùng thì trước đó mấy ngày không nên sử dụng vôi vì vôi làm giảm khả năng diệt trùng của chlorine.

c) Bón phân gây màu: .

+ Sử dụng phân vô cơ (trê, NPK, DAP, lân) để gây màu nước cho ao, tạo nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu cho tôm và hạn chế sự phát triển của rong đáy. Loại phân thường sử dụng là urê (45: 0:0), liều lượng 20 kg/ha; NPK (20:20:0) liều lượng 20 kg/ha; DAP liều lượng 10-15 kg/ha bón mỗi ngày một lần và liên tục đến khi gây được màu nước tốt. Cách sử dụng: hoà tan phân vào nước rồi tạt đều khắp ao vào buổi sáng (8-10 giờ sáng). Trong trường hợp ao nuôi bị lên phèn, nghèo dinh dưỡng, tảo khó gây màu, có thể dùng thêm lân với liều lượng 0,8ppm.

+ Phân hữu cơ: Phân bò ủ hoai ngâm trong nước qua đêm rồi tạt đều khắp đáy ao. Sử dụng phân bò ủ hoai cho ao khi khó gây màu nước.

Câu 3: Trong cải tạo ao đìa nuôi tôm sú, có nên dùng CuSO4 (suifat đồng) đểxửlý đáy không? CuSO4 có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ của tôm sú ?

Trả lời. Việc dùng hoá dược để tẩy trùng đáy ao không phải chỉ có khả năng diệt rong đáy, mà còn tiêu diệt nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau. CuSO4 (sulfat đồng) là một hoá được có khả năng diệt rong khá tốt, nhưng do khả năng hoà tan trong nước mặn của CuSO4 rất kém nên chúng chỉ được dùng nhiều trong nuôi thuỷ sản nước ngọt, trong nuôi thuỷ sản nước mặn tác dụng bị hạn chế nhiều. Mặt khác, khi dùng CuSO4 để tẩy ao sẽ làm cho quá trình gây màu nước sau đó trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra hoá dược này còn ảnh hưởng tới hoạt động của một số cơ quan chức năng của tôm như: gan tuy, tiêu hoá... gây hiện tượng tôm bị còi cọc chậm lớn. Do vậy để phòng rong đáy, cách tốt nhất là nhanh chóng gây được màu nước tạo màn che phiêu sinh làm cho ánh mặt trời không chiếu được xuống đáy ao, rong đáy sẽ không phát triển được.

Câu 4. Trong trắng họp chỉ có 1 ao nuôi tôm (không có ao chứa lắng để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi tôm), làm thế nào để bạn chế mầm bệnh và địch hại ?

Trả lời. Trong trường hợp này nên làm như sau:

+ Chỉ nên nuôi tôm vào vụ chính từ tháng 3-8, thời gian còn lại nên nghỉ nuôi.

+ Trong vụ nuôi, khi lấy nước vào ao nên lọc qua lưới để ngăn chặn sự xâm nhập của tôm, cá tạp và các địch hại khác

+ Trước khi thả tôm cần xử lý nước thật kỹ bằng formol, thuốc tím. Nên gây màu nước trước khi thả tôm.

+ Trước khi thay nước cho ao cân xem xét điều kiện khí hậu, thời tiết, dịch bệnh ở địa phương và các vùng lân cận để quyết định có thay nước hay không.

+ Nếu có điều kiện nên nuôi tôm theo quy trì anh nuôi tôm không thay nước ở ao có nồng độ muối thấp.

Câu 5. Tại sao phải gây màu nước ao nuôi tôm trước khi thả giống? Kỹ thuật gây màu nước?

Trả lời. Gây màu nước ao thực chất là kích thích sinh vật phù du trong ao phát triển.

+ Tạo thức ăn tự nhiên ban đầu cho tôm những ngày đầu mới thả.

+ Màu nước hợp lý sẽ có tác dụng rất tốt trong việc điều hoà và ổn định các yếu tố môi trường ao nuôi.

+ Màu nước ao sẽ tạo lớp ngăn ánh sáng mặt trời chiếu xuống đáy ao và vì thế rong đáy không thể phát triển.

Kỹ thuật gây màu nước:

+ Cách thông thường nhất là sử dụng phân vô cơ (như urê, NPK, DAP). Phân được hoà tan vào trong nước với liều lượng 10- 15 kg/ha (DAP) , 1 5 -20 kg/ha (urê hoặc NPK) rồi tạt đều khắp ao vào buổi sáng (8- 10 giờ) khi thời tiết tốt. Bón phân mỗi ngày một lần cho tới khi gây đước màu nước. Mức nước lấy vào ao ban đầu nên ở mức khoảng 50-70 cái để gây màu sau đó mới nâng dần lên.

+ Nếu ở vùng đất chua phèn, ao khó lên màu, nên dùng thêm lân với liều lượng khoảng 0,8-l ppm.

+ Với những ao nghèo dinh dưỡng, trong quá trình cải tạo đáy nên sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoại (phân bò, phân gà) để bón lót cho đáy ao. Có thể đựng phân trong bao tải và ngâm trong ao hoặc rải đều trong ao.

Câu 6 Để khắc pb ục tình trạng nguồn nước biển bị ô nhiễm và mang nhiều mầm bệnh, dùng nước giếng khoan để bổ sung nguồn nước cho ao nuôi tôm có được không?

Trả lời Trên thực tế, nhiều vùng nuôi tôm ở nước ngoài và ở Việt Nam dùng nguồn nước ngầm để bổ sung cho các ao nuôi tôm đã đem lại kết quả khả quan trong phòng bệnh và quản lý môi trường ao nuôi. Tuy vậy, cần lưu ý kiểm tra chất lượng nước ở các giếng khoan như nồng độ muối, các loại ion kim loại nặng, hàm lượng các khí độc trước khi sử dụng nguồn nước này cho ao nuôi tôm.

Câu 7. Tầm quan trọng của thức ăn trong nuôi tôm công nghiệp? Việc sử dụng thức ăn có ảnh hutmg tới chất lư ong môi trường như thế nào ? Sử dụng thức ăn tươi thức ăn kém chất lượng có những bất lợi gì?

Trả lời: Khi sử dụng thức ăn tươi hoặc thức ăn kém chất lượng, trong ao nuôi tôm có thể xảy ra một số vấn đề như sau:

+ Môi trường ao nuôi nhanh chóng bị ô nhiễm do thức ăn tươi bị ươn thối nhanh trong môi trường, hoặc thức ăn kém chất lượng tôm sử dụng ít bị dư thừa, gây ô nhiễm môi trường. .

+ Có nhiều loại mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi theo con đường thức ăn. Trong thức ăn tươi hoặc thức ăn kém chất lượng sẽ mang nhiều mầm bệnh hơn so với thức ăn tổng hợp có chất lượng tốt. Đặc biệt thức ăn tươi là vật trung gian đưa vào ao những loại mầm bệnh nguy hiểm như: Virus đốm trắng, tác nhân gây bệnh bào tử nhỏ, vi khuẩn Vibrio...

+ Dùng thức ăn kém chất lượng sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ tôm nuôi, giảm sức đề kháng, tăng sự mẫn cảm của tôm với mầm bệnh.

Như trong câu 4 đã trình bày, khi trong ao có mầm bệnh, môi trường xấu, sức khoẻ tôm kém, dịch bệnh sẽ xảy ra. Do vậy, dùng thức ăn tổng hợp có chất lượng tốt để nuôi tôm là một hướng phòng bệnh tốt.

Câu 8. Nước ao nuôi tôm như thế nào thì được gọi là có chất lượng tốt, phù bọp với sinh trưởng và phát triển của tôm ?

Trả lời: Nước trong ao nuôi tôm được gọi là có chất lượng tốt khi các chỉ tiêu môi trường quan trọng của nướcnằm trong phạm vi thích hợp và ổn định tương đối trong suốt vụ nuôi.

Hình 1: Tôm sú giống nhiễm mầm bệnh MBV, cơ thể chuyển màu sẫm.

Hình2 Gan tôm sú giống nhiễm bệnh MBV, thể ẩn trong nhân tế bào gan tụy. (� ) Nhuộm bằng Xanh Malachite 0,5% x 200.

Hình 3: Gan tôm sú giống nhiễm bệnh MBV, thể ẩn trong nhân tế bào gan tụy. (� ) Nhuộm bằng Xanh Malachite 0,5% x 400.

Hình 4: Gan tụy tôm sú nhiễm bệnh MBV các thể ẩn phát triển đầy trong nhân tế bào. (� ) Nhuộm bằng H & E x 400.

Hinh 5: Tôm sú giống xuất hiện các đốm trắng trên vỏ.

Hinh 6: Vỏ đầu ngực tôm sú giống bị bệnh đốm trắng, những đốm trắng dưới vỏ là các đốm tích tụ đá vôi.

Hình 7. Tôm sú có dấu hiệu bệnh đầu vàng.

Hình 8: mang tôm sú nhiễm bệnh đầu vàng.

Các chỉ tiêu môi trường thích hợp để nuôi tôm như sau:

Chỉ tiêu môi trường nước

Phạm vi thích hợp đối với tôm

Ôxy hòa tan (mg/l)

PH

Độ trong (cm)

Nhiệt độ (oC)

Độ mặn (So/oo)

Độ kiềm (mg CaCo3/l)

NH3 (mg/l)

H2S (mg/l)

Màu nước

5,0 - 5,0

7,5 - 8,5

30 - 40

27 - 33

15 - 30

80 - 120

< 0,01

< 0,01

Vàng nâu, xanh nâu, xanh non

Câu 9: ảnh hưởng của PH tới sinh truông và phát triển của tôm? Làm thế nào để điều khiển PH trong phạm vi thích hợp với tôm ?

Trả lời.

- Độ PH tác động trực tiếp lên tôm: Tôm chỉ sinh trưởng và phát triển tốt trong phạm vi ph : 7,5-8,5. Nếu PH quá thấp và quá cao đều không tốt cho tôm: chậm tăng trưởng, còi cọc, giảm khả năng chống đỡ bệnh tật, thậm chí gây chết.

- ĐộPH tác động lên môi trường: pH ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tảo, hoạt động của hệ sinh vật trong ao nuôi, các phản ứng hoá sinh của chu trình chuyển hoá vật chất trong ao, trạng thái tồn tại khác nhau của một số chất trong ao.

Trong ao nuôi tôm, độ PH= 7,5 - 8,5 duy trì và ổn định tương đối là phù hợp nhất với sinh trưởng và phát triển của tôm.

Làm thế nào điều khiển ph giá trị thích hợp? Để duy trì và ổn định tương đối pH môi trường ao nuôi tôm từ 7,5-8,5 cần làm tốt những việc sau:

- Bón vôi đúng liều lượng để tăng pH đáy ao khi cải tạo ao: Sử dụng vôi sống (CaO) hoặc vôi tôi (Ca(OH)2). Lượng vôi bón phụ thuộc vào giá trị pHđáy ao, nếu pH đáy > 6 thì lượng vôi bón 300-600 kg/ha, nếu ph đáy = 5-6 bón từ 600- 1500 kg/ha; nếu pH <5>

- Trường hợp pH giảm thấp trong quá trình nuôi: Trong quá trình nuôi nếu pH giảm thấp thì thường sử dụng vôi (CaO, Ca(OH)2) với liều lượng 0,5-10 kg/1000m2 vào thời điểm 21 -24 giờ khuya. Rải vôi bờ ao trước khi trời mưa với liều lượng 10-20 kg/ 1000 m2.

- Trường hợp pH tăng cao trong quá trình nuôi: Nếu pH tăng cao (>8,3 vào buổi sáng) thì có thể dùng đường cát với liều lượng 0,3 Kg/1000 m2 hoặc dùng chế phẩm sinh học thích hợp để xử lý. Đường cát và chế phẩm sinh học sẽ kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật phân huỷ, hoạt động phân huỷ mùn bã hữu cơ trong ao của chúng sẽ sản sinh CO2 và làm giảm pH nước ao. Trong trường hợp pH tăng cao đột ngột (>9,0) vào những buổi chiều nắng to thì có thể sử đụng formol phun xuống ao với liều lượng 3-4 ml/m3 nước ao.

- Trường hợp pH biến động lớn trong một ngày đêm:pH nước ao dao động lớn trong một ngày đêm (> 0,5) chứng tỏ độ cứng (hàm lượng CaCO3) trong nước ao thấp, tảo phát triển và biến động mạnh dễ gây hiện tượng nở hoa của tảo, trong ao có nhiều mùn bã hữu cơ. Trong trường hợp này nên xử lý như sau: bón dolomite (CaMg(CO3)2) hoặc vôi nông nghiệp (CaCO3) với liều lượng 100-200 kg/ha để tăng độ cứng, tăng hệ đệm nước ao. Nếu có thể, nên tiến hành thay nước để ổn định sự phát triển của tảo.

Câu 10: Những khí độc nào phát sinh trong quá trình nuôi tôm? Làm thế nào để pbát hiện ao nuôi tôm có nhiều khí độc và biện pháp xử lý?

Trả lời:

- Những khí độc phát sinh trong ao nuôi tôm: Trong quá trình nuôi tôm thương phẩm, đặc biệt là thời gian cuối vụ nuôi, trong ao nuôi thường xuất hiện các loại khí độc như: NH3, H2S , CH4 trong đó NH3 và H2S ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ của tôm.

Ao nuôi tôm có nhiều khí độc thường có những đặc điểm sau: .

+ Tôm nổi lên mặt ao hoặc chạy hàng đàn xung quanh ao, không chịu xuống đáy bắt mồi, đặc biệt vào thời điểm ph cao hoặc thấp.

+ Trên mặt nước ở góc ao cuối hướng gió xuất hiện váng bọt khí.

+ Một diện tích lớn đáy ao bị bẩn, bùn đáy ao có mùi trứng thối (mùi của H2S).

- Biện pháp xử lý. Để hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng xấu của các khí độc trên đối với tôm, cần thực hiện tốt những biện pháp sau:

+ Tẩy dọn ao, đìa thật kỹ; vét hết chất thải của đợt sản xuất trước còn lại; lắng lọc nước trước khi lấy vào ao; xác định chính xác khẩu phần ăn và cho tôm ăn loại thức ăn có chất lượng tốt; tránh hiện tượng tảo tàn; không nên nuôi mật độ quá cao so với trình độ quản lý.

+ Có thể dùng hệ thống sục khí để giải phóng khí độc, tăng cường hàm lượng oxy hoà tan trong nước, đặc biệt là ở tầng đáy, tạo điều kiện cho sinh vật hiếu khí phát triển sẽ giảm thiểu lượng khí độc trong ao, đặc biệt là H2S.

+ Quản lý độ ph ổn định trong khoảng từ 7,5-8,5 vì ph càng cao thì NH3 càng độc, ngược lại, ph càng thấp thì độ độc của H2S càng tăng.

Câu 11: Giải thích nguyên nhân mất tảo đột ngột trong ao nuôi và biện pháp xử lý?

Trả lời: Sự tồn tại và phát triển của tảo (thực vật phù du) ở mức độ thích hợp trong ao nuôi là một yếu tố có lợi cho sức khoẻ của tôm và chất lượng môi trường nước. Do vậy khi tảo quá ít, quá nhiều hay hoàn toàn không có .(nước trong veo) đều bất lợi cho sức khoẻ của tôm. Hiện tượng tảo tàn (mất tảo) đột ngột xảy ra trong ao nuôi tôm do một số nguyên nhân sau đây:

+ ở một thời điểm nào đó muối dinh dưỡng trong ao cạn kiệt, không đủ cung cấp cho sự phát triển của tảo.

+ Sự biến động quá lớn của hàm lượng oxy (O2) cacbonic (CO2) và độ pH ở một số thời điểm trong ngày đêm sẽ làm một số lớn tảo bị tàn lụi.

Để tránh hiện tượng này cần thực hiện một số biện pháp để ổn định sự phát triển của tản như sau:

+ Định kỳ dùng men vi sinh hoặc dùng đường cát bón xuống ao để thúc đẩy sự phân huỷ mùn bã hữu cơ của hệ vi sinh vật có lợi, tạo muối dinh dưỡng thường xuyên, liên tục cho tảo phát triển.

+ Nếu có nguồn nước dự trữ tốt, có các điều kiện môi trường ổn định có thể thay nước mới cho ao khi tảo phát triển quá mạnh.

+ Bón vôi sống CaCO3 hoặc vôi Dolomite (CaMg(CO3)2) xuống với liều lượng từ 100-200 kg/ha/10 ngày.

Câu 12: Cách xử /ý rong đáy ở ao nuôi tôm ?

Trả lòi. Trong ao nuôi tôm sú thương phẩm, rong đáy có thể phát triển gây trở ngại đến hoạt động sống của tôm, cản trở hoạt động di chuyển bắt mồi ở đáy ao, làm tôm luôn sống trong điều kiện "căng thẳng" do độ trong cao, làm hàm lượng oxy biến động lớn theo ngày đêm nên có một khoảng thời gian trong ngày tôm phải sống trong điều kiện thiếu oxy, khi rong đáy tàn lụi sẽ là một nhân tố gây Ô nhiễm môi trường. Vậy rong đáy phát triển trong trong húp nào? Từ thực tế cho thấy rong đáy phát triển khi nền đáy ao có nhiều mùn bã hữu cơ và nước an có độ trong cao, phiêu sinh kém phát triển. Thường sau khi thả tôm khoảng 15-20 ngày mà không gây được màu nước thì rong đáy sẽ phát triển. Do vậy, để phòng rong đáy phát triến trong ao nuôi tôm cần phải gây được màu nước khi thả tôm hay sau khi thả tôm một vài ngày, muốn vậy cần:

+ Làm tốt công tác tẩy dọn, cày xởi đáy ao, phơi nắng và dùng vôi để cải tạo đáy. Với ao có đáy cát, cần phải bón phân chuồng hoặc phân vô cơ để gây màu nước.

+ Có thể không cần bón phân khi phát hiện trong ao dư thừa thức ăn. Thức ăn dư thừa sẽ đóng vai trò như phân bón, thúc đẩy sự phát triển của phiêu sinh thực vật. Một khi "màn che" phiêu sinh đã gây được thì sẽ ngăn chặn được sự phát triển của rong đáy.

+ Trong trường hợp đang nuôi, tảo tàn đồng loạt, nước trở nên "trong veo", phải nhanh chóng thay nước mới, tăng sục khí bón phân, bón vôi ổn định ph nước để khôi phục sự phát triển cửa phiêu sinh thực vật. Nếu không làm được điều đó, rong đáy sẽ phát triển và gây tác hại.

Một vấn đề đặt ra, khi rong đáy đã phát triển dày trong ao thì giải quyết bằng cách nào? Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề khó khăn, nếu dùng hoá dược trong trường hợp này (như formalin; BKC) có thể làm rong đáy chết đồng loạt, sự phân huỷ của một lượng lớn rong này sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ tôm nuôi và chất lượng môi trường nước ao, đặc biệt sau đó gây màu nước rất khó khăn. Do vậy từ thực tế cho thấy nên làm như sau:

+ Bằng mọi cách thúc đẩy phiêu sinh thực vật phát triển tạo màn che, ngăn chặn sự chiếu sáng của mặt trời xuống đáy ao, thiếu ánh sáng rong đáy sẽ tàn lụi dần dần.

+ Kết hợp việc làm trên là vớt xác rong lên khỏi ao, tránh ô nhiễm môi trường nước.

+ Cố gắng luôn giữ nước trong ao nuôi từ l-/1,5m.

Câu 13: Những hoá đmlc và chế phẩm sinh học nào thmmg độc sử đụng trong nghề nuôi tôm ?

Trả lời: Hoá dược và chế phẩm sinh học trong nghề tôm có thể được chia ra thành các nhóm sau:

+ Nhóm khoáng chất. Thường được sử dụng để cải tạo ' ao, điều khiển các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi. Tác dụng chính để khử trùng đáy ao, điều chỉnh ph, tăng cường hệ đệm, ổn định môi trường, hấp thụ khí độc... Thuộc nhóm này gồm có vôi nung, vôi tôi, Dolomite, Dolomite D-LOO, Neolite, Daimetin, Zeolite... Liều lượng và cách sử dụng tuỳ loại và phụ thuộc vào tình trạng của ao.

+ Nhóm hoá chất tiệt trùng. Sử dụng để xử lý nước trước khi nuôi và tiêu diệt mầm bệnh, diệt tạp, kích thích tôm lột vỏ... trong quá trình nuôi. Thuộc nhóm này gồm: Formol, Chlorine, Saponin, thuốc tím, BKC, Iodorin, Mizuphor, AV-70, GDA... Liều lượng và cách sử dụng tuỳ loại và tuỳ tình trạng ao.

+ Nhóm thuốc kháng sinh: Sử dụng để phòng trị các bệnh do vi khuẩn gây ra trên tôm. Thường dùng trộn vào thức ăn. Những kháng sinh thường được sử dụng như. Oxytetracylin, Furoxzone, Pizomex, Dai Tràm, N-300, Co- tràm, Bactrim, Bio-flucol... Liều lượng và cách sử dụng tuỳ thuộc vào loại và tình trạng sức khoẻ của tôm trong ao.

+ Nhóm thuốc bổ. Thường được trộn vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng, kích thích tiêu hoá, kích thích tôm lột xác. Những loại thường được sử dụng như: Vitamin C, Calciphos, Biophul, C-MIX, Mai Ong, Vịt Oil, Shrimp power, Marinecalcium, Macreelvit... Liều lượng và cách sử dụng tuỳ loại và tuỳ tình trạng sức khoẻ của tôm trong ao.

+ Chế phẩm sinh học: Thường được sử dụng để làm sạch môi trường, kích thích tiêu hoá và tăng sức khoẻ cho tôm nuôi. Thuộc nhóm này có: BRF2-AQUAKIT, Zymetine, Aquabac, Power Pack, Compozyme... Cách sử dụng tuỳ thuộc từng loại (có hướng dẫn sử dụng chi tiết trên bao bì).

Câu 14: Chế phẩm sinh bọc là gì? Vai trò và cách sử dụng các chếp bẩm sinh bọc trong nghề n nôi tôm ?

Trả lời: Chế phẩm sình học (Probiotic) là một loại sản phẩm mà thành phần chính của nó có thể gồm các men (như men tiêu hoá, men phân huỷ), các vi khuẩn có lợi (như Bacillus sp...) hoặc cả men và vi khuẩn có lợi.

Chế phẩm sinh học có những tác dụng sau:

+ Giữ chất lượng môi trường ao nuôi luôn ổn định phù hợp với sinh trưởng và phát triển của tôm (phân huỷ các chất hữu cơ dư thừa trong ao, ổn định pH nước ao và ổn định sự phát triển của tảo, kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh trong ao, làm tăng hàm lượng oxy hoà tan, giảm thiểu lượng khí độc trong ao...).

+ Tăng khả năng sử dụng thức ăn của tôm, giảm hệ số thức ăn (kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường ruột tôm, tăng khả năng tiêu hoá, hấp thụ thức ăn của tôm).

+ Tăng sức khoẻ và khả năng chống đỡ bệnh tật của tôm.

+ Có thể kéo dài chu kỳ nuôi và tăng mật độ nuôi.

Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại chế phẩm sinh học dùng cho nghề nuôi tôm như Zymetine, Aquabac, BRF2-AQUAKIT, Power Pack... Mỗi loại chế phẩm sinh học có thành phần (các men, các chủng vi khuẩn) khác nhau và cách sử dụng cũng khác nhau. Hướng dẫn sử dụng mỗi loại chế phẩm sinh học đều được ghi rõ ràng trên nhãn bao bì.

Cân lưu ý đa số chế phẩm sinh học không được sử dựng đồng thời với thuốc sát trùng hoặc khảng sinh.

Câu 15. Cho biết các biện pháp phòng bệnh chung trong ao nuôi tôm ?

Trả lời. Đây là một câu hỏi lớn, không thể trình bày cặn kẽ trong tài liệu tóm tắt này, tuy vậy có thể nêu ra một số định hướng chính:

+ Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh và kìm hãm sự phát triển của nó trong ao nuôi. Để làm được điều này cần phải: Làm tốt công tác tẩy dọn, vét sạch chất thải và tiêu diệt những mầm bệnh của đợt sản xuất trước còn lạ trong ao bằng cách phơi nắng đáy ao, dùng vôi và một số chất tẩy trùng như Formalin, Chlorine, BKC; nước phải được lắng lọc, xử lý kỹ trong ao chứa trước khi đưa vào ao nuôi. Chọn đàn giống khoẻ ít mang mầm bệnh, cho ăn thức ăn tổng hợp, làm tốt công tác diệt tạp.

+ Duy trì, quản lý điều kiện môi trường luôn nằm trong ngưỡng thích hợp và ổn định. Đây là công việc khó khăn nhất của người nuôi tôm, nhưng nếu làm được sẽ có ý nghĩa rất lớn trong công tác phòng bệnh, vì nếu môi trường tốt có thể kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh, tăng cường sức khoẻ tôm nuôi. Muốn làm được điều này cần quan tâm đến một số vấn đề như sau: Không để hiện tượng ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao bằng cách tránh hiện tượng tảo tàn đột ngột, cho ăn loại thức ăn có chất lượng cao, không dư thừa, nước lọc kỹ trước khi cho vào ao. Dùng hệ thống sục khí để đảm bảo hàm lượng oxy cao và đồng đều, dùng men vi sinh hoặc đường cát để làm sạch nền đáy ao, ổn định pH.

Hệ thống sục khí và một số loại vôi như: vôi sống (CaCO3) vôi Dolomite (CaMg(CO3)2) sẽ giúp người nuôi điều khiển sự phát triển của tảo và ổn định các yếu tố môi trường.

+ Tăng cường sức khoẻ tôm nuôi, cụ thể như sau: Mật độ nuôi phải phù hợp với trình độ quản lý của người nuôi, chọn thức ăn có chất lượng cao, cho ăn thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng của tôm (2-3 g/kg thức ăn), quản lý môi trường tốt và ổn định, không để hiện tượng sóc môi trường xảy ra trong ao.

Trên đây là một số định hướng chính cần phải làm, để phòng bệnh chung cho tôm nuôi trong ao.

Câu 16. Cách phòng và trị bệnh đóng rong rêu trên tôm?

Trả lời. "Đóng rêu' là tên gọi cho hiện tượng tôm bị nhiều loại sinh vật khác nhau bám trên bề mặt của mang và cơ thể. Chính các sinh vật bám này tạo điều kiện cho các chất vẩn lơ lửng hay các loại tảo đơn bào bám vào làm cơ thể tôm có màu sắc không bình thường như có màu xanh của tảo hay màu nâu của bùn đất. Mang tôm cũng bị đổi màu vàng, nâu hoặc đen. Có nhiều loại sinh vật gây bệnh "'đóng rong" ở tôm như: Động vật đơn bào, tảo, vi khuẩn dạng sợi, nấm và các sinh vật khác. Khi tôm bị "đóng .rêu' là một dấu hiệu cho biết chất lượng môi trường xấu và sức khoẻ tôm không tốt, vì những con tôm khoẻ có khả năng tự làm sạch thông qua hoạt động và lột xác. Hiện tượng "đóng rêu' sẽ ảnh hưởng đến quá trình di chuyển, bắt mồi, lột xác và hô hấp của tôm.

Để phòng bệnh này cần: áp dụng các biện pháp phòng bệnh chung. Khi hiện tượng "đóng rêu' đã xảy ra, cần áp đụng các biện pháp sau:

+ Cải thiện điều kiện môi trường, thay nước mới (nếu có thể) để kích thích tôm lột xác tự loại bỏ tác nhân bám.

+ Nếu sau khi đã cải thiện điều kiện môi trường, tôm vẫn không lột xác, lúc này mới dùng đến hoá dược. Loại thuốc được dùng thường xuyên trong rường húp này là Founalin nồng độ 20 - 30 ppm (20-30 ml/m3 nước) Formalin có tác dụng tiêu diệt các loại tác nhân gây bệnh "đóng rêu' trên cơ thể tôm hoặc ngoài môi trường, đồng thời kích thích tôm lột vỏ tự loại bỏ tác nhân. Nên hạ mức nước trong ao xuống 0,8- 1m, sau. đó cho thuốc vào thời điểm có hàm lượng oxy cao (ban ngày). Sau khi dùng thuốc, cần tăng cường hoạt động của các máy sục khí để thuốc phân tán đều và tăng hàm lượng oxy hoà tan, cấp nước mời vào ao cho đủ mức bình thường sau 5-6h dùng thuốc. Thay 10-20% nước vào ngày hôm sau (nếu có thể). Sau khi trị bệnh cần bón phân và vôi để khôi phục lại phiêu sinh (tảo) trong ao.

Câu 17. Cách phòng và trị bệnh mềm vỏ kinh niên tôm?

Trả lời: Bệnh mềm vỏ kinh niên là bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Biểu hiện của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại được, vỏ thường bị nhăn nheo, dễ rách rát nên dễ bị cảm nhiễm của các tác nhân gây bệnh, tôm có vỏ mềm yếu, vùi mình, dạt bờ. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng mềm vỏ của tôm như sau:

+ Do trong thức ăn dùng nuôi tôm thiếu chất khoáng hoặc thiếu một số vitamin (vitamin D) thúc đẩy cho quá trình hấp thụ các chất khoáng. Cũng có thể thức ăn kém chất lượng, ôi thối, hoặc cho ăn thiếu.

+ Trong ao có nhiều chất độc như các khí độc sinh ra do sự phân huỷ của các chất hữu cơ, chất độc sinh ra do tảo độc, chất đốc do nguồn nước thải công nghiệp, sinh hoạt, đặc biệt là thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.

+ Nuôi tôm trong điều kiện môi trường có ph thấp cũng là ngu rên nhân gây ra mềm vỏ.

+ Nuôi tôm trong điều kiện môi trường có nhiều biến động, gây xốc làm rối loạn hoạt động trao đổi chất của tôm cũng gây mềm vỏ.

Từ nguyên nhân gây mềm vỏ như đã nêu ở trên, để ngăn chặn hiện tượng này cần quan tâm một số vấn đề như sau:

+ Dùng thức ăn có chất lượng tốt, có hàm lượng P:Ca là 1 : 1. Bổ sung một lượng vitamin tổng hợp. Không nuôi mật độ quá cao.

+ Đảm bảo độ pH : 7,5-8,5; độ cứng; độ kiềm trong khoảng thích hợp trong suốt quá trình nuôi tôm.

+ Tránh nguồn nước thải nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt chảy vào ao nuôi. Tránh hiện tượng tảo nở hoa gây biến động điều kiện môi trường.

Câu 18. Bệnh đen mang ở tôm nuôi ca cách phòng, trị?

Trả Lời: Tôm có thể bị đen mang do một số nguyên nhân như sau:

+ Trong ao xảy ra hiện tượng tảo tàn, ô nhiễm hữu cơ cao, các vật chất lơ lửng trong ao sẽ bám vào mang tôrtl làm nó chuyển sang màu vàng, nâu, đen.

+ Tôm trong ao có hiện tượng. bị đóng rong, các sinh vật bám như: động vật đơn bào, vi khuẩn dạng sợi, tảo, nấm bám trên mang và bề mặt cơ thể của tôm. Các sinh vật này tạo điều kiện cho các chất vẩn hữu cơ bám và làm mang tôm chuyển màu.

+ Khi mang tôm bị nhiễm vi khuẩn hay nhiễm nấm Fusarium cũng làm xuất hiện các sắc tố Melanin (sắc tố màu đen) làm mang tôm có màu đen.

+ Tôm sống trong điều kiện ph thấp, có nhiều lon kim loại nặng như sắt (Fe3+), nhôm (Al3+), muối của các kim loại này kết tụ trên mang của tôm làm nó chuyển màu đen. Như vậy có nhiều nguyên nhân khác nhau (nguyên nhân sinh học và nguyên nhân môi trường) gây đen mang tôm trong ao nuôi, ngăn chặn các nguyên nhân trên sẽ có tác đụng phòng bệnh như: Không để hiện tượng ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao, giữ đáy ao sạch bằng cách làm tốt công tác tẩy dọn, lắng lọc nước trước khi đưa vào ao, cho ăn thức ăn có chất lượng tốt và không dư thừa, thường xuyên dùng men vi sinh (loại BRE-2; Actizyme, 3 lần/tháng) hoặc dùng đường cát (l-3 ppm, 3 ngàyll lần), tăng cường sục khí để tăng hàm lượng oxy hòa tan, có thể kết hợp dùng mộ sô thuốc sát trùng như Fomlalin, BKC...

Khi có hiện tượng bệnh lý xuất hiện cần xem xét để biết tôm bị đen mang do nguyên nhân nào. Trước tiên, cải thiện điều kiện môi trường (như phần phòng bệnh) đã có thể giải quyết được vấn đề. Nếu không được, cần dùng hoá dược theo 2 hướng: Tiêu diệt mầm bệnh bằng các chất sát trùng và dùng kháng sinh trộn vào thức ăn để diệt tác nhân gây bệnh trên cơ thể của tôm.

Câu 19: Dấu hiệu bệnh lý khi tôm trong ao bị rl'hiễm bệnh do vi khuẩn Vibrio?

Trả lời. Khi tôm nuôi trong ao bị bệnh do vi khuẩn ~vibrio thường có một số dấu hiệu sau đây:

+ Trên bề mặt cơ thể và các phần phụ của tôm xuất hiện các điểm màu nâu, đen, trắng, tại đó có hiện tượng vỏ ki tin bị ăn mòn, đuôi và phần phụ như chân bơi, chân bò, râu có thể bị mòn cụt.

+ Mang tôm chuyển màu vàng, nâu, đen hoặc hoại tử.

+ Có hiện tượng hoại tử gan, tụy của tôm.

+ Kiểm tra thường thấy đáy ao bẩn, có nhiều mùn bã hữu cơ tập trung ở đáy ao. Tôm có hiện tượng đạt bờ, chết rải rác. Những con chết đều có dấu hiệu như đã mô tả ở trên.

Để giải quyết tình trạng này cần làm như sau: dùng BKC cho xuống ao với nồng độ 0,1-0,5 ppm, hoặc Fomlalin 15-20 ppm để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ngoài môi trường, tăng cường sục khí dọn đáy ao, thay nước khi có thể, kết hợp dùng kháng sinh trộn vào thức ăn. Có nhiều loại kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn yibrio như: Cephalincin, Negram, Furacin, Furazolidon, Rifamycin...Song song với việc dùng thuốc, cần cải thiện điều kiện môi trường, làm sạch nền đáy bằng sục khí, bằng men vi sinh...

Câu 20: Cách phòng và trí bệnh phát sáng ở tôm ?

Trả lời: Bệnh phát sáng có thể xảy ra ở các giai đoạn phát triển của tôm. Khi bệnh phát sáng xảy ra, trên tôm, ấu trùng trong bể ấp hoặc tôm giống trong ao ương có thể gây chết từ rải rác tới hàng loạt. Khi bệnh phát sáng xảy ra với tôm thịt, có thể gây hiện tượng tôm bị mòn đuôi, cụt râu. Để phòng bệnh phát sáng cần quan tâm tới các vấn đề sau:

* Phừng bệnh phá t sáng trong bể ương ấu trùng:

+ Sát trùng bể nước và dụng cụ bằng chất sát trùng như Formalin, BKC, Iodine, Chlorine, thuốc tím...

+ Sát trùng tôm mẹ bằng Formaline 50-100 ppm trong 3-5 phút. Sát trùng thức ăn tươi sống như tảo, Artemia bằng thuốc tím 4-5 ppm, Formalin 10-20 ppm, lọc sạch vỏ Artemia trước khi cho vào bể ấp.

+ Tách ngay tôm mẹ sau khi đẻ hết trứng. áp dụng phương pháp rửa Nauplius của tôm bằng Formalin 200 ppm trong 30 giây, hay bằng BKC 10 ppm trong 1-2 phút trước khi cho vào ấp tiếp ở một bể sạch.

+ Quản lý môi trường cho tốt tránh ô nhiễm hữu cơ. Nếu nuôi ít thay nước nên dùng men vi sinh.

* Phòng bệnh phát sáng trong ao nuôi:

+ Giữ nền đáy sạch trong suốt quá trình ương nuôi, dùng men vi sinh 3 lần/1 tháng (loại Actizyme hay loại BRE-2), tăng cường sục khí để tăng oxy hòa tan vỡ đồng đều oxy giữa các tầng nước, tránh hiện tượng tảo tàn. Có thể dùng đường cát bón xuống ao ( 1 -3 ppm) để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn phát sáng.

+ Giảm độ mặn nước ao xuống dưới 20%o có thể giảm sự phát triển của vi khuẩn phát sáng.

+ Dùng BKC phun xuống ao để diệt vi khuẩn phát sâng tồn tại trong ao với nồng độ 0,1-0,5 ppm. .

Để trị bệnh, cũng tiến hành giống như trị bệnh do vi khuẩn Vibrio.

Câu 21: Cách phòng và xử Lý bệnh đốm trắng do virus (SE~BV) ở tôm nuôi?

Trả lời. Khi tôm bị bệnh đốm trắng do virus (baculovirus), thường có một số dấu hiệu bệnh lý như sau: Tôm có hiện tượng dạt bờ, mức tiêu thụ thức ăn giảm, trên những con dạt bờ xuất hiện những đốm trắng tròn nằm dưới lớp vỏ ki tin ở giáp đầu ngực hoặc toàn thân, thân tôm xuất hiện màu hồng tím, tôm chết hàng loạt và có thể chết lóc% trong 3-5 ngày.

Để phòng bệnh này cần làm như sau:

+ Nên áp dụng quy trình nuôi tôm không thay nước trực tiếp từ biển, nước đưa vào ao nên qua hệ thống lắng lọc và xử lý = Formalin 20-30 ppm, nếu không có điều kiện làm như vậy thì không nên nuôi tôm vào vụ đông xuân (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau).

+ Ao trước khi đưa vào nuôi phải tẩy dọn kỹ: Vét sạch chất thải của đợt sản xuất trước để lại, phơi đáy ao 5-7 ngày, dùng Formalin để tẩy đáy ao tiêu diệt virus và các mầm bệnh.

+ Chọn tôm giống khoẻ 'không nhiễm virus đốm trắng bằng phương pháp PCR.

Trong điều kiện ở Việt Nam nên áp dụng phương pháp gây sóc bằng Formalin (đưa đại diện khoảng 100-200 con tôm ấu trùng vào môi trường có Formalin nồng độ 50-100 ppm trong thời gian l-2h, nếu tỷ lệ sống sau sóc >95% được coi là đàn giống khoẻ ít mang virus). Phương pháp này đơn giản dễ làm nhằm chọn một đàn giống ít hay không nhiễm virus.

+ Quản lý các điều kiện môi trường ổn định và thích hợp, do nuôi ít thay nước nên cần tránh hiện tượng ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao, giữ đáy ao sạch trong suốt chu kỳ nuôi.

+ Ngăn chặn và loại bỏ tất cả các loại giáp xác hoang dã có trong ao nuôi hoặc ao chứa bằng các biện pháp tẩy dọn, diệt tạp, lọc nước trước khi đưa vào ao nuôi, hạn chế rò ri cua ao.

+ Dùng thức ăn tổng hợp có bổ sung một lượng vitamin C (2-4 g/kg thức ăn để tăng sức đề kháng của tôm).

+ Khi trong ao tôm bị bênh đốm trắng do virus cần khoanh vùng, dùng Formalin 50 - 70ppm hoặc Chlorine 50-100 ppm để tiêu diệt toàn bộ virus và các vật mang virus truớc khi xả bỏ để tánh lây lan sang các ao khác trong khu vực

Trong trường hợp bệnh đốm trắng do virus (SEMBV) đã xảy ra, các biện pháp xủq lý như sau:

+ Nếu tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm cần thu hoạch ngay để tránh thiệt hại, vì bệnh này có thể gây tôm chết rất nhanh.

+ Nếu tôm còn nhỏ khi phát hiện bệnh đã nhiễm nặng thì nên dùng các chất sát trùng liều cao để sát trùng, tiêu diệt virus trước khi xả bỏ.

+ Nếu tôm còn nhỏ, phát hiện bệnh sớm, mới có vài con dạt bờ, nên cho xuống ao một lượng Formalin 30-50 ppm để giết hết những con tôm đã bị nhiễm virus và làm mất khả năng cảm nhiễm của các vi thể virus tự do. Sau đó nhặt hết xác của những con tôm chết đem đi xa khu vực nuôi, thay nước nếu có thể. Như vậy có thể cứu được số tôm còn lại chưa bị nhiễm virus.

Câu 22: Biện pháp phòng bênh MBV (monodon baculovirus)?

Trả lời. Virus MBV cảm nhiễm khá phổ biến trên tôm Sú ở tất cả các giai đoạn phát triển: Tôm ấu trùng, hậu ấu trùng, tôm giống, tôm thịt và tôm bố mẹ. Bệnh MBV có thể gây chết rải rác tới hàng loạt tôm ở giai đoạn PL-P25, với tôm lớn MBV chủ yếu ảnh hưởng tới sức đề kháng của tôm với các loại mầm bệnh khác. Tác hại của MBV đối với tôm phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi rường. Do vậy giảm thiểu mức độ nhiễm MBV. trên tôm là một việc cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đàn tôm, phòng chổng dịch bệnh.

Để phòng bệnh do MBV gây ra ở tôm Postlarvae cần chọn tôm bố mẹ không nhiễm MBV, áp dụng biện pháp rửa Nauplius bằng Fomalin như đã trình bày ở câu 20. Quản lý môi trường ổn định thích hợp.

Đối với tôm thịt, cần áp dụng phương pháp kiểm tra nhanh để chọn một đàn giống không hoặc ít nhiễm MBV, cũng có thể dùng phương pháp sóc Formalin để chọn một đàn giống ít nhiễm vừus như đã trình bày ở câu 22. Ngoài ra quản lý môi rường nuôi là biện pháp rất hiệu quả để ngăn chặn tác hại của MBV.

Câu 23: Sử dụng Neutiđine đểxửlý nạc tnnlc khi đưa vào ao nuôi có được hay không? So với Chlorine loại nào tốt bơn ?

Trả lời. Neutidine còn có tên là PVP-IODINE, là một hợp chất chứa Iod (I2) ở hàm lượng 11-12%, nên có tính sát trùng rất cao, có thể dùng để sát trùng đáy ao, dụng cụ, xử lý nước ở ao chứa và ngay cả trong ao có tôm. Chất sát trùng này có phổ diệt trùng rộng: có thể tiêu diệt virus, vi khuẩn nấm, động vật đơn bào.

Cách dùng: PVP-IODENE loại 1 1-12%, nếu ở dạng nước nên dùng ở .nồng độ 1-2 ppm để xử lý nước ao. Ví dụ: dừng 1,0-2,0 lít /1000m2 (nước sân là 1 mét). Nếu ở dạng bột nên dùng ở nồng độ : 1 - 1 ,3 ppm (hoà tan trong nước (hoặc cồn Etanol trước khi dùng).

Như vậy Iodine cũng có hiệu quả tương đương với các chất sát trùng khác vẫn thường được dùng trong nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam như Chlorine, Formalin . . . Tuy vậy, khi dùng Iodine có một thuận lợi hơn hẳn các hoá được khác là: Iodine có ảnh hưởng rất ít tới sự phát triển cua phiêu sinh trong ao nuôi tôm. Khi dùng Iodine sẽ không gây hiện tượng mất màu của tảo. Đó là ưu điểm của Iodine so với các hoá dược khác.

Câu 24. Các tnéu ch ứng của bệnh bọt khí và cách phòng trị?

Trả Lời. Khi tôm bị bệnh bọt .khí thường có một số dấu hiệu sau đây:

+ Có trạng thái hoạt động không bình thường, bơi nhanh trên mặt nước với phần đầu ngực nhô cao hơn phần

+ Trên mang hoặc dưới lớp vỏ kitin của tôm bị bệnh thường có nhiều bọt khí. Với tôm nhỏ, các bọt khí này phải được quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại tháp, mang tôm có màu sắc nhợt nhạt trắng tuyết cũng là dấu hiệu chủ yếu của bệnh này.

+ Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh này có thể gây chết tới áo% tôm trong bể hoặc ao.

Hiện tượng bọt khí xảy ra do một số chất khí tồn tại trong ao ở nồng độ quá bão hoà ví dụ: khí ni tơ (đạt 104 lượng ni tơ bão hoà); khí oxy (250% lượng xy bão hoà) sẽ sinh ra bệnh bọt khí.

- Biện pháp phòng bệnh: Tránh. hiện tượng nở hoa của tảo trong ao, vận hành các máy sục khí và quạt nước cho phù hợp, cần thận trọng khi bơm oxy để vận chuyển tôm đi xa.

- Biện pháp trị bệnh: Thay nước ngay khi có thể; bằng các phương pháp đơn giản xác định nhanh nồng độ một số chất khí nghi ngờ để có định hướng giải quyết. Nếu bọt khí do hàm lượng ni tơ cao thì chỉ cần sục khí mạnh và liên tục cho tới khi tình trạng tôm trở lại bình thường. Nếu bọt khí do oxy cao, dùng một liều Formalin phun ngay xuống ao (5-l.0 ppm) sẽ có hiệu quả tức thời.

Câu 25. Các triệu chứng của bệnh ruột tôm có màu 'vàng

Trả Lời Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, khi ta nhìn thấy phần ruột giữa của tôm có màu vàng qua lớp vỏ kitin là dấu hiệu của hiện tượng những tế bào biểu mô ruột giữa của tôm bị nhiễm một loại ký sinh trùng thuộc động vật đơn bào có 2 tế bào tên gọi là Gregariues.

Khi tôm bị nhiễm loại ký sinh trùng này thường chậm lớn, còi cọc Bệnh có thể gặp ở các giai đoạn ấu trùng, hậu ấu trùng và giai đoạn tôm giống. Chưa có những thông báo về biện pháp để trị bệnh này.


Nguồn: Thủy sản Bình Thuận

1 nhận xét:

Unknown nói...

AC oi cho minh hoi xiu ve moi truong nuoc nuoi tom tha lan nhe!
nha minh co trong cay "Dua nuoc" rat nhieu vay co anh huong den nuoc nuoi tom khong a?
Mong Ac co the giai dap thac mac dum minh nhe.
Chan thanh cam on.
Email: khoailang88@yahoo.com