Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2007

Tôm sú - Đặc điểm sinh học

TÔM SÚ - BLACK TIGER SHRIMP

Tên khoa học: Penaeus monodon
Tên Tiếng Anh:
Black tiger shrimp; Giant tiger shrimp; Jumbo tiger shrimp

Tên tiếng Hoa: 草虾,黑虎虾


Giới thiệu chung:

Tôm sú là mặt hàng tôm phổ biến nhất ở Việt Nam, được chế biến dễ dàng, dưới nhiều dạng sản phẩm khác nhau. Hương vị tôm sú ngon và đậm đà hơn các loại tôm khác.

Đặc điểm sinh học : Tôm sú là loài sống ở nơi chất đáy là bùn pha cát với độ sâu từ ven bờ đến 40 m nước và độ mặn 5 ÷ 34‰. Tôm sú có đặc điểm sinh trưởng nhanh, trong 3 ÷ 4 tháng có thể đạt cỡ bình quân 40 -50 gam. Tôm trưởng thành tối đa với con cái có chiều dài là 220 ÷ 250mm, trọng lượng 100-300gam. Con đực dài 160 ÷ 210mm, trọng lượng 80 ÷ 200 gam. Tôm có tính ăn tạp, thức ăn ưa thích là thịt các loài nhuyên thể, giun nhiều tơ (Polycheacta) và giáp xác.

Vùng phân bố : Tôm sú phân bố rộng từ Bắc đến Nam, từ ven bờ đến vùng có độ sâu 40m. Vùng phân bố chính là vùng biẻn các tỉnh Trung bộ.

Khai thác

Mùa vụ: Tôm sú khai thác ngoài biển sản lượng hạn chế, mùa đánh bắt từ tháng 1 đến tháng 11.

Hình thức khai thác : Ngư cụ chủ yếu là lưới kéo tôm.

Nuôi

Tôm sú được nuôi ở hầu khắp các tỉnh ven biển trong cả nước.

Vụ thu hoạch : Rải rác từ tháng 4 đến tháng 9. Chính vụ sản lượng cao nhất vào các tháng 5, 6,7.

Hình thức nuôi : Thâm canh (công nghiệp) (TC), bán thâm canh (BTC) và quảng cảnh cải tiến (QCCT).

Tôm sú nuôi trong các ao đầm nước lợ ở cả vùng cao và vùng trung triều. Một số nơi nuôi xen kẽ vụ lúa, vụ tôm và nuôi chung với cá rô phi, cua và rong câu.

Khu vực phía Bắc nuôi QCCT và (BTC là chủ yếu. Miền Trung nuôi BTC và TC. Các tỉnh phía Nam nuôi BTC và QCCT.

Hiện trạng xuất khẩu : Có khoảng 300 DN chế biến tôm xuất khẩu. Khối lượng xuất khẩu tôm sú hằng năm đạt khoảng 70-80.000 tấn, giá trị khoảng 600-800 triệu USD.

Xuất khẩu đạt giá trị cao nhất vào các tháng 8, 9 và 10.

Thị trường xuất khẩu chính : Tôm sú của Việt Nam có mặt trên hầu khắp các thị trường thế giới. Thị trường lớn nhất là Mỹ, theo sau là Nhật Bản, châu Âu và một số nước châu Á khác.

Thành phần dinh dưỡng của tôm sú :

Thành phần dinh dưỡng trong 100 g thực phẩm ăn được

Calories

Fat Calories

Total Fat

Saturated Fat

Cholesterol

Sodium

Protien

Omega-3

95

56

0,6 g

0

90mg

185mg

19,2g

0

- Tôm sú được chế biến chủ yếu 2 dạng sản phẩm :

+ Tôm sơ chế đông lạnh tươi : Nguyên con và bóc vỏ.

+ Tôm chế biến sẵn : Sản phẩm giá trị gia tăng và các sản phẩm phối chế khác

- Các hình thức đông lạnh sản phẩm : Đông Block và đông IQF hoặc semi -block hay semi-IQF

- Tôm thường được phân cỡ theo số đếm (count) con /kg đối với tôm nguyên nguyên liệu, còn đối với các sản phẩm đóng gói khác thường được phân cỡ theo số con/Lb (pao), có từ các cỡ (size) U5, 6/8, 8/10 hay 8/12, 13/15, 16/20, 21/25, 26/30, 31/35, 31/40, 36/40, 41/50, 51/60, 61/70, 71/90, 90/120, 120/200, 200/300, 300/500 và vụn।

nguồn: Trung tâm Tin học - Bộ Thuỷ Sản