Thứ Tư, 1 tháng 8, 2007

Một số bệnh thường gặp ở tôm

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TÔM

Bệnh do vi khuẩn

Bệnh do vi khuẩn dạng sợi:

Tác nhân gây bệnh: Chủ yếu do Leucothrix mucor, ngoài ra có thể gặp một số vi khuẩn dạng sợi khác. Đây là nhóm vi khuẩn hoại sinh sống tự do trong nước biển, chúng có thể phát triển trên bề mặt của nhiều loài động vật có xương sống và không xương sống và trên cả rong biển.

Dấu hiệu bệnh lý:

Trên tôm ấu trùng và hậu ấu trùng, vi khuẩn dạng sợi phát triển trên bề mặt cơ thể, đặc biệt là trên các đầy mút các phần phụ của miệng và mang. Trên các cá thể nhiễm nặng, mang biến màu và từ vàng chuyển xanh lá hoặc nâu.

Phòng trị bệnh: chất lượng nước phải tốt, chế độ dinh dưỡng thích hợp, mật độ nuôi thích hợp. Dùng chế phẩm NT-1 phối hợp với BIO-NUTRIN để khống chế vi khuẩn dạng sợi phát triển. Thay nước và dùng POND-CLEAR với liều gấp đôi.

Bệnh phát sáng:

- Có thể do vi khuẩn Vibrio hoặc tảo phospho gây ra

- Xác định phát sáng bằng cách thả tay xuống nước và búng các ngón tay nếu thấy các hạt phát sáng nổi lên là do khuẩn Vibrio gây ra, còn dùng tay phát nước qua lại vài lần mà hết phát sáng là do tảo.

- Vi khuẩn Vibrio sẽ không phát triển khi độ mặn thấp, và hệ vi sinh vật cân bằng, cho nên bơm nước hạ độ mặn và dùng vi sinh ức chế sự phát triển củ Vibrio là hiệu quả nhất. Không nên dùng các loại hoá chất tiệt trùng để xử lý phát sáng vì sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái sau khi bỏ hoá chất xuống ao.

- Phát sáng do tảo thì không nên dùng các loại hoá chất nào hết, chỉ dùng men gây tảo với liều lượng gấp đôi theo hướng dẫn sẽ giúp cân bằng tảo trong vài ngày hết phát sáng.

- Phát sáng do vi khuẩn Vibrio harey thường xảy ra khi nhiệt độ cao, trời nóng oi bức, độ mặn cao và tảo tàn. Giải pháp là hạ độ mặn dưới 20 phần ngàn, và xả đáy ao vào ban ngày khi vi khuẩn Vibrio lắng xuống, bơm nước ngọt, gây màu tảo nhanh bằng phân NPK 20-40-0(4-10kg/ha) và men gây tảo OXY-LG.

- Đôi khi vi khuẩn Vibrio cũng gây phát sáng khi hàm lượng hữu cơ trong ao nhiều và hệ vi sinh vật bị mất cân bằng. Nên thay 20-30% nước, gây màu tảo mới, dùng vi sinh với liều gấp đôi.

Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Vibrio harvey gây nên. Loại vi khuẩn này thuộc nhóm Gram âm sống dưới nước và phân chia tế bào rất nhanh ở độ mặn 0-4% đặc biệt khi nhiệt độ nước tăng cao. Do đó bệnh thường hay xảy ra vào mùa hè. Ngoài ra vi khuẩn loại này còn phát triển ở môi trường nước có hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng oxy thấp.

Dấu hiệu bệnh lý: Dấu hiệu để nhận biết tôm bị bệnh phát sáng là tôm bơi lội nhanh nhẹn không định hướng và thân tôm trắng mờ đục. Những tôm sắp chết thường bơi trên mặt nước hoặc ở ven bờ. Tôm bệnh nặng có màu xanh lục phát huỳnh quang khi nhìn trong bóng tối, gan teo, khả năng bắt mồi giảm, ruột rỗng, trong vó (nhá) có phân sinh ra chất phát sáng. Trong trường hợp bệnh phát sáng xảy ra ở mức độ nghiêm trọng thì tỷ lệ tôm chết có thể lên đến 100%.

Phòng trị bệnh: Do nguyên nhân của bệnh có từ vi khuẩn do đó để ngăn ngừa cần chú ý ở khâu xử lý nước và đáy ao cùng với việc sử dụng vi sinh vật hữu ích để khống chế vi khuẩn gây bệnh. Có thể tiến hành như sau:

- Giảm độ mặn: Vi khuẩn gây bệnh phát sáng phát triển tốt nhất ở độ mặn từ 20-30%, nếu giảm độ mặn còn 5-7% mật độ vi khuẩn gây bệnh giảm xuống rõ rệt. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể thực hiện ở những vùng có nguồn nước có độ mặn thấp.

- Giảm chất hữu cơ có trong nước: Đây là phương pháp có hiệu quả cao. Chất hữu cơ có trong nước là do xác các sinh vật, thực vật đặt biệt là phiêu sinh vật. Ngoài ra còn do thức ăn dư thừa, phân tôm chưa tiêu hoá bài tiết ra ngoài. Do vậy việc chọn thức ăn tốt đồng thời kiểm soát nước. Chọn thức ăn cho tôm loại tốt có hệ số chuyển đổi thấp, lượng thức ăn cho tôm các bữa không nhiều thì hậu quả do thức ăn gây ra sẽ ít đi.

- Sử dụng phiêu sinh thực vật (tảo): nhóm tảo lục (chlorella) có khả năng khống chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong nhóm Vibrio. Ngoài ra tảo còn có tác dụng hấp thu anh sáng mặt trời tạo ra oxy cho tôm nuôi. Tuy nhiên chúng ta cũng cần quản lý lượng tảo (phiêu sinh thực vật) trong ao. Tránh để mật độ tảo trong ao quá dày, vì như vậy sẽ không đủ lượng oxy cần thiết cho tôm vào ban đêm hoặc những ngày trời âm u không có nắng.

Phương pháp tốt nhất là không nên bón phân có thành phần Nitơ nhiều. Khi tảo tàn nên dùng phân lân có thành phần chính là phosphate giúp phát triển tảo. Ngoài ra chạy oxy đáy và quạt nhiều sẽ giúp tăng nồng độ CO2 trong nước cung cấp thêm dinh dưỡng cho tảo phát triển.

- Sử dụng hoá chất diệt khuẩn trong nước: Có tác dụng làm giảm lượng vi khuẩn có trong nước nhưng chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn. Các hoá chất có thể sử dụng có tác dụng tốt là SUPER-STERIL liều lượng 3ppm (30lít/10,000m2).

- Sử dụng vi sinh vật để xử lý nước và đáy ao: Sử dụng thường xuyên vi sinh sẽ giúp làm giảm vật chất hữu cơ trong nước như phân tôm và thức ăn dư thừa. Nếu trong ao có nhiều chất dơ bẩn sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề như: Lượng vi khuẩn nhóm Vibrio tăng lên, Amoniac (NH3) và nông độ Nitrat (NO3) cũng tăng lên. Do đó nên thường xuyên sử dụng vi sinh vật để phân huỷ các chất dơ bẩn trong ao nuôi.

Ngoài ra việc giảm các chất dơ bẩn sẽ giúp ngăn ngừa bệnh đóng rong ở tôm nuôi.

Bệnh dinh dưỡng ở tôm:

Bệnh thiếu Vitamin C (hay còn gọi là bệnh chết đen)

Nguyên nhân: Bệnh xuất hiện do thiếu Vitamin C hoặc hàm lượng Vitamin C thấp dưới ngưỡng, khi nuôi mật độ dày nhưng nguồn Vitamin C không đủ bổ sung từ tảo hoặc từ thức ăn. Nếu thức ăn thiếu Vitamin C kéo dài tôm sẽ chết từ 1-5% mỗi ngày. Bệnh có thể bùng nổ khi tôm bị sốc do môi trường xấu.

Nhiễm khuẩn huyết thường đi kèm với bệnh thiếu Vitamin C. Do dó Vitamin C được xem như là một yếu tốt để ngăn ngừa tôm nhiễm bệnh.

Dấu hiệu bệnh: Đàn tôm nuôi thiếu Vitamin C tăng trưởng kém và sẽ có triệu chứng biến đen bên dưới lớp vỏ và tổn thương. Dấu hiệu để đoán bệnh là các vết đen dưới lớp vỏ nhưng không có vết loét.

Bệnh thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm thâm canh (mật độ cao) do dùng thức ăn viên tổng hợp không đủ lượng Vitamin C cần thiết.

Phòng trị:

- Kiểm tra thành phần thức ăn để cung cấp đủ lượng Vitamin C cần thiết cho tôm phát triển

- Đối với tôm ở giai đoạn ấu trùng cần quan tâm đến nguồn tảo bổ sung để cung cấp đủ lượng Vitamin C cho tôm.

Hội chứng mềm vỏ kéo dài:

Thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thịt. Tôm mềm vỏ liên quan đến một số yếu tố như: pH đất cao, hàm lượng phosphat và chất hữu cơ trong nước thấp. Tôm bị mềm vỏ cũng có thể do thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cung cấp không đủ như phosphate, canxi. Giải quyết các nguyên nhân trên có thể khắc phục hội chứng mềm vỏ.

Bệnh tôm biến màu xanh dương:

Bệnh này có thể do trong thức ăn thiếu Carotenoid hoặc một vài tác nhân trong môi trường.

Phòng bệnh bằng cách bổ sung hàm lượng Super Calciphos vào thức ăn và giám sát môi trường

Bệnh phân trắng:

Triệu chứng: Bệnh phân trắng phần lớn thấy ở tôm có độ tuổi từ 40-50 ngày trở lên. Ở độ tuổi này tôm bệnh nhưng không nặng. Đối với tôm 80-90 ngày tuổi trở lên thì cơ hội mắc bệnh cao và việc chữa trị gặp nhiều khó khăn. Biểu hiện của tôm khi mắc bệnh:

Thức ăn không đầy ruột, thịt không đầy vỏ, vỏ mềm

Gan bị teo và nhỏ lại, có thể xuất hiện vòi đen ở gan

Đường ruột có những chấm màu vàng của đường, đặc biệt là đốt cuối cùng.

Thân và phụ bộ có xác phiêu sinh vật và ký sinh trùng bám

Khả năng bắt mồi của tôm giảm 1-2 tuần sau khi xuất hiện thấy phân trắng.

Bộ phận ruột tiếp giáp với gan phình to, phân trắng nổi lên mặt nước hoặc dính ở hậu môn của tôm.

Nguyên nhân: Nguyên nhân chính của bệnh phân trắng là do tôm bị nhiễm vi khuẩn Vibrio, ngoài ra còn có nguyên nhân khác như: xử lý ao chưa phù hợp hoặc tôm bị nhiễm các loại vi khuẩn khác gây tổn thương cho gan như MBV và HPV hoặc tạo cơ hội cho nguy cơ cảm nhiễm Gregarine sau này. Gregarine là loại nguyên sinh động vật có đặc điểm giống bọ gậy thường thấy ở đường ruột các động vật không xương sống là vật chủ trung gian. Gregarine phát hiện thấy ở tôm sú, phần lớn ở tôm ấu trùng từ giai đoạn Mysis.

Đối với tôm nuôi có thể kiểm tra thấy Gregarine từ lúc tôm mới thả, cho đến khi thu hoạch. Nếu tôm bị nhiễm bào tử nhiều sẽ thấy nhóm Gregarine tụ thành những u vàng ở đường ruột.

Nếu thấy Gregarine nhiều ở đường ruột hoặc ống gan sẽ gây tổn thương đường ruột và sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn nhóm Vibrio sau đó.

Việc đề phòng Vibrio và Gregarine có thể thực hiện bằng cách quản lý không cho vật chủ trung gian có mặt trong ao sẽ làm cho vòng đời của Gregarine không hoàn chỉnh được, đồng thời ngăn ngừa không cho bào tử của Gregarine vào ao bất kể lẫn với nước, từ thức ăn và tôm giống bố mẹ. Trong trường hợp phát hiện phân trắng nên dùng chế phẩm NT-1. Sử dụng bằng cách trộn 5-10 gam thuốc với 1 kg thức ăn.

* Gần đây các trường hợp tôm bị phân trắng chủ yếu là do vi khuẩn Vibrio spp. gây ra. Các dòng vi khuẩn này có gen khoáng hoá chất và thuốc kháng sinh rất cao. Khi phát hiện phân trắng tấp vào cuối gió bờ ao và một số tôm có ruột đứt khúc, sức ăn kém, nên dùng biện pháp trị như sau:

- Dùng chất diệt khuẩn mạnh xử lý vào ban đêm, sau 2 ngày dùng Pond-Clear với liều lượng gấp đôi bổ sung vi khuẩn có lợi cạnh tranh Vibrio, và cho ăn NT-1 trộn chung với Bio-Nutrin liên tục trong 10 ngày. Kết hợp với thay nước thường xuyên sẽ giảm bệnh phân trắng, nhưng vi khuẩn Vibrio có gen kháng thuốc vẫn tồn tại trong nước, do đó phương pháp dùng vi sinh loại trừ là tốt nhất.

Ngừa bệnh phân trắng:

Khi bơm nước vào ao dùng Dolomite & Super canxi điều chỉnh độ kiềm cho phù hợp và để tự nhiên cho các bào tử vi khuẩn gây bệnh nở ra thì dùng chất diệt khuẩn có gốc Oxy tự do, sau 3 ngày gây màu tảo, dùng vi sinh Pond-Clear và thả tôm giống tốt nhất là 10 ngày sau đó.

Nên dùng vi sinh Pond-Clear theo định kỳ hàng tuần để duy trì sự cân bằng vi sinh vật trong ao tôm.

+ Quản lý tốt môi trường nước trong ao nuôi: Xử lý thật kỹ ao nuôi, bảo đảm không có mầm bệnh trước khi thả tôm bằng cách:

- Rút cạn nước, làm sạch đáy ao

- Bón vôi CaCO3 1-2 tấn/ha, Ca (OH)2 0,5 - 1 tấn/ha

- Phơi đáy 5-10 ngày

Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của độ pH, nhiệt độ, màu nước (mật độ tảo), lượng Oxy hoà tan. Nếu có ao lắng để xử lý nước (diệt khuẩn) trước khi đưa nước vào ao nuôi. Môi trường nước tốt là một bảo đảm thành công cho việc nuôi tôm.

+ Chọn tôm giống có chất lượng tốt,bảo đảm không mang mầm bệnh, khoẻ. Tôm giống tốt sẽ mau lớn và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của vụ nuôi.

+ Chọn thức ăn viên có chất lượng tốt bảo đảm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của tôm đồng thời có đủ các vitamin giúp tăng cường khả năng kháng bệnh cho tôm và ít gây ô nhiễm cho môi trường nước.

+ Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ của tôm bằng cách quan sát những diễn biến không bình thường xảy ra trong ao nuôi, tôm nuôi thông qua vó (nhá) trong các lần cho ăn. Từ đó chúng ta sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời. Có thể quan sát để nhận biết sức khoẻ của tôm như sau:

* Màu sắc:

- Màu tươi sáng, hơi xanh lá cây: tôm bình thường

- Màu sậm, chậm lớn: có dấu hiệu tôm bị nhiễm MBV nặng.

- Chuyển màu xanh nước biển: tôm mới lột vỏ, tôm bị yếu

- Màu nâu vàng: tôm sắp lột vỏ.

- Màu đỏ hồng: dấu hiệu nhiễm khuẩn, nhiễm virút đốm trắng.

* Phụ bộ: gãy, đứt, có vết đen, phồng bóng nước: dấu hiệu nhiễm khuẩn

* Mang:

- Mang chuyển sang nâu hoặc đen: tôm yếu, đáy ao dơ

- Mang có màu hồng: tôm bị thiếu ôxy kéo dài

* Gan tuỵ:

- Gan tuỵ đầy: tôm mạnh khoẻ

- Gan tuỵ teo nhỏ: tôm bị bệnh Vibrio mãn tính

- Gan tuỵ chảy rữa: có khả năng tôm bị bệnh đầu vàng (kèm theo các triệu chứng khác).

* Ruột: trên 20% tôm trong ao được quan sát thấy ruột không có thức ăn: tôm bị yếu và bỏ ăn.

* Hiện tượng tôm bị mềm vỏ:

- Nguồn nước bị nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu nông nghiệp

- Nước có độ mặn quá thấp (nhỏ hơn 5%o)

- Thức ăn kém phẩm chất

- Cho ăn thiếu

- Đất có pH và hàm lượng phosphat trong nước thấp

Nếu thực hiện tốt những yêu cầu trên đây sẽ đảm bảo vụ nuôi tôm của chúng ta thành công với hiệu quả cao.

pH cao hoặc độ dao động lớn:

Là đo hệ đệm trong nước rất yếu, tảo mất cân bằng, nên bổ sung Dolomite và Super Calcium CaCO3 với liều lượng.

- 200 kg/Ha vào lúc pH thấp nhất trong ngày, và dùng trong 3 ngày độ pH sẽ ổn định.

Tôm bị nổi đầu vào ban đêm:

Ôxy xuống dưới <2mg/l>

- Dùng mật rỉ hoặc đường 50 - 100kg/ha, dung dịch SUPER-STERIL® 5ppm sẽ ngăn vi sinh vật hiếu khí phát triển và tăng oxy hoà tan.

- Tăng cường quạt và oxy đáy

- Thay nước 10-30% ngày và bơm thêm nước ngọt.

- Dùng chế phẩm sinh học POND-CLEAR® xử lý đáy ao tốt ngừa sự cố này.

* Trong trường hợp quản lý thức ăn kém sẽ làm đáy ao dơ, các khí độc sẽ có cơ hội phát triển khi pH dao động và tôm bị nổi đầu, chết dưới đáy.

Nên hút bùn đáy thường xuyên

Kết luận:

Phòng ngừa bệnh cho tôm nuôi là việc làm hết sức cần thiết để bảo đảm cho việc nuôi tôm thành công, đạt kết quả cao.


Nguồn: Trung tâm khuyến nông