Thứ Tư, 1 tháng 8, 2007

Một số bệnh thường gặp ở tôm

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TÔM

Bệnh do vi khuẩn

Bệnh do vi khuẩn dạng sợi:

Tác nhân gây bệnh: Chủ yếu do Leucothrix mucor, ngoài ra có thể gặp một số vi khuẩn dạng sợi khác. Đây là nhóm vi khuẩn hoại sinh sống tự do trong nước biển, chúng có thể phát triển trên bề mặt của nhiều loài động vật có xương sống và không xương sống và trên cả rong biển.

Dấu hiệu bệnh lý:

Trên tôm ấu trùng và hậu ấu trùng, vi khuẩn dạng sợi phát triển trên bề mặt cơ thể, đặc biệt là trên các đầy mút các phần phụ của miệng và mang. Trên các cá thể nhiễm nặng, mang biến màu và từ vàng chuyển xanh lá hoặc nâu.

Phòng trị bệnh: chất lượng nước phải tốt, chế độ dinh dưỡng thích hợp, mật độ nuôi thích hợp. Dùng chế phẩm NT-1 phối hợp với BIO-NUTRIN để khống chế vi khuẩn dạng sợi phát triển. Thay nước và dùng POND-CLEAR với liều gấp đôi.

Bệnh phát sáng:

- Có thể do vi khuẩn Vibrio hoặc tảo phospho gây ra

- Xác định phát sáng bằng cách thả tay xuống nước và búng các ngón tay nếu thấy các hạt phát sáng nổi lên là do khuẩn Vibrio gây ra, còn dùng tay phát nước qua lại vài lần mà hết phát sáng là do tảo.

- Vi khuẩn Vibrio sẽ không phát triển khi độ mặn thấp, và hệ vi sinh vật cân bằng, cho nên bơm nước hạ độ mặn và dùng vi sinh ức chế sự phát triển củ Vibrio là hiệu quả nhất. Không nên dùng các loại hoá chất tiệt trùng để xử lý phát sáng vì sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái sau khi bỏ hoá chất xuống ao.

- Phát sáng do tảo thì không nên dùng các loại hoá chất nào hết, chỉ dùng men gây tảo với liều lượng gấp đôi theo hướng dẫn sẽ giúp cân bằng tảo trong vài ngày hết phát sáng.

- Phát sáng do vi khuẩn Vibrio harey thường xảy ra khi nhiệt độ cao, trời nóng oi bức, độ mặn cao và tảo tàn. Giải pháp là hạ độ mặn dưới 20 phần ngàn, và xả đáy ao vào ban ngày khi vi khuẩn Vibrio lắng xuống, bơm nước ngọt, gây màu tảo nhanh bằng phân NPK 20-40-0(4-10kg/ha) và men gây tảo OXY-LG.

- Đôi khi vi khuẩn Vibrio cũng gây phát sáng khi hàm lượng hữu cơ trong ao nhiều và hệ vi sinh vật bị mất cân bằng. Nên thay 20-30% nước, gây màu tảo mới, dùng vi sinh với liều gấp đôi.

Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Vibrio harvey gây nên. Loại vi khuẩn này thuộc nhóm Gram âm sống dưới nước và phân chia tế bào rất nhanh ở độ mặn 0-4% đặc biệt khi nhiệt độ nước tăng cao. Do đó bệnh thường hay xảy ra vào mùa hè. Ngoài ra vi khuẩn loại này còn phát triển ở môi trường nước có hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng oxy thấp.

Dấu hiệu bệnh lý: Dấu hiệu để nhận biết tôm bị bệnh phát sáng là tôm bơi lội nhanh nhẹn không định hướng và thân tôm trắng mờ đục. Những tôm sắp chết thường bơi trên mặt nước hoặc ở ven bờ. Tôm bệnh nặng có màu xanh lục phát huỳnh quang khi nhìn trong bóng tối, gan teo, khả năng bắt mồi giảm, ruột rỗng, trong vó (nhá) có phân sinh ra chất phát sáng. Trong trường hợp bệnh phát sáng xảy ra ở mức độ nghiêm trọng thì tỷ lệ tôm chết có thể lên đến 100%.

Phòng trị bệnh: Do nguyên nhân của bệnh có từ vi khuẩn do đó để ngăn ngừa cần chú ý ở khâu xử lý nước và đáy ao cùng với việc sử dụng vi sinh vật hữu ích để khống chế vi khuẩn gây bệnh. Có thể tiến hành như sau:

- Giảm độ mặn: Vi khuẩn gây bệnh phát sáng phát triển tốt nhất ở độ mặn từ 20-30%, nếu giảm độ mặn còn 5-7% mật độ vi khuẩn gây bệnh giảm xuống rõ rệt. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể thực hiện ở những vùng có nguồn nước có độ mặn thấp.

- Giảm chất hữu cơ có trong nước: Đây là phương pháp có hiệu quả cao. Chất hữu cơ có trong nước là do xác các sinh vật, thực vật đặt biệt là phiêu sinh vật. Ngoài ra còn do thức ăn dư thừa, phân tôm chưa tiêu hoá bài tiết ra ngoài. Do vậy việc chọn thức ăn tốt đồng thời kiểm soát nước. Chọn thức ăn cho tôm loại tốt có hệ số chuyển đổi thấp, lượng thức ăn cho tôm các bữa không nhiều thì hậu quả do thức ăn gây ra sẽ ít đi.

- Sử dụng phiêu sinh thực vật (tảo): nhóm tảo lục (chlorella) có khả năng khống chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong nhóm Vibrio. Ngoài ra tảo còn có tác dụng hấp thu anh sáng mặt trời tạo ra oxy cho tôm nuôi. Tuy nhiên chúng ta cũng cần quản lý lượng tảo (phiêu sinh thực vật) trong ao. Tránh để mật độ tảo trong ao quá dày, vì như vậy sẽ không đủ lượng oxy cần thiết cho tôm vào ban đêm hoặc những ngày trời âm u không có nắng.

Phương pháp tốt nhất là không nên bón phân có thành phần Nitơ nhiều. Khi tảo tàn nên dùng phân lân có thành phần chính là phosphate giúp phát triển tảo. Ngoài ra chạy oxy đáy và quạt nhiều sẽ giúp tăng nồng độ CO2 trong nước cung cấp thêm dinh dưỡng cho tảo phát triển.

- Sử dụng hoá chất diệt khuẩn trong nước: Có tác dụng làm giảm lượng vi khuẩn có trong nước nhưng chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn. Các hoá chất có thể sử dụng có tác dụng tốt là SUPER-STERIL liều lượng 3ppm (30lít/10,000m2).

- Sử dụng vi sinh vật để xử lý nước và đáy ao: Sử dụng thường xuyên vi sinh sẽ giúp làm giảm vật chất hữu cơ trong nước như phân tôm và thức ăn dư thừa. Nếu trong ao có nhiều chất dơ bẩn sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề như: Lượng vi khuẩn nhóm Vibrio tăng lên, Amoniac (NH3) và nông độ Nitrat (NO3) cũng tăng lên. Do đó nên thường xuyên sử dụng vi sinh vật để phân huỷ các chất dơ bẩn trong ao nuôi.

Ngoài ra việc giảm các chất dơ bẩn sẽ giúp ngăn ngừa bệnh đóng rong ở tôm nuôi.

Bệnh dinh dưỡng ở tôm:

Bệnh thiếu Vitamin C (hay còn gọi là bệnh chết đen)

Nguyên nhân: Bệnh xuất hiện do thiếu Vitamin C hoặc hàm lượng Vitamin C thấp dưới ngưỡng, khi nuôi mật độ dày nhưng nguồn Vitamin C không đủ bổ sung từ tảo hoặc từ thức ăn. Nếu thức ăn thiếu Vitamin C kéo dài tôm sẽ chết từ 1-5% mỗi ngày. Bệnh có thể bùng nổ khi tôm bị sốc do môi trường xấu.

Nhiễm khuẩn huyết thường đi kèm với bệnh thiếu Vitamin C. Do dó Vitamin C được xem như là một yếu tốt để ngăn ngừa tôm nhiễm bệnh.

Dấu hiệu bệnh: Đàn tôm nuôi thiếu Vitamin C tăng trưởng kém và sẽ có triệu chứng biến đen bên dưới lớp vỏ và tổn thương. Dấu hiệu để đoán bệnh là các vết đen dưới lớp vỏ nhưng không có vết loét.

Bệnh thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm thâm canh (mật độ cao) do dùng thức ăn viên tổng hợp không đủ lượng Vitamin C cần thiết.

Phòng trị:

- Kiểm tra thành phần thức ăn để cung cấp đủ lượng Vitamin C cần thiết cho tôm phát triển

- Đối với tôm ở giai đoạn ấu trùng cần quan tâm đến nguồn tảo bổ sung để cung cấp đủ lượng Vitamin C cho tôm.

Hội chứng mềm vỏ kéo dài:

Thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thịt. Tôm mềm vỏ liên quan đến một số yếu tố như: pH đất cao, hàm lượng phosphat và chất hữu cơ trong nước thấp. Tôm bị mềm vỏ cũng có thể do thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cung cấp không đủ như phosphate, canxi. Giải quyết các nguyên nhân trên có thể khắc phục hội chứng mềm vỏ.

Bệnh tôm biến màu xanh dương:

Bệnh này có thể do trong thức ăn thiếu Carotenoid hoặc một vài tác nhân trong môi trường.

Phòng bệnh bằng cách bổ sung hàm lượng Super Calciphos vào thức ăn và giám sát môi trường

Bệnh phân trắng:

Triệu chứng: Bệnh phân trắng phần lớn thấy ở tôm có độ tuổi từ 40-50 ngày trở lên. Ở độ tuổi này tôm bệnh nhưng không nặng. Đối với tôm 80-90 ngày tuổi trở lên thì cơ hội mắc bệnh cao và việc chữa trị gặp nhiều khó khăn. Biểu hiện của tôm khi mắc bệnh:

Thức ăn không đầy ruột, thịt không đầy vỏ, vỏ mềm

Gan bị teo và nhỏ lại, có thể xuất hiện vòi đen ở gan

Đường ruột có những chấm màu vàng của đường, đặc biệt là đốt cuối cùng.

Thân và phụ bộ có xác phiêu sinh vật và ký sinh trùng bám

Khả năng bắt mồi của tôm giảm 1-2 tuần sau khi xuất hiện thấy phân trắng.

Bộ phận ruột tiếp giáp với gan phình to, phân trắng nổi lên mặt nước hoặc dính ở hậu môn của tôm.

Nguyên nhân: Nguyên nhân chính của bệnh phân trắng là do tôm bị nhiễm vi khuẩn Vibrio, ngoài ra còn có nguyên nhân khác như: xử lý ao chưa phù hợp hoặc tôm bị nhiễm các loại vi khuẩn khác gây tổn thương cho gan như MBV và HPV hoặc tạo cơ hội cho nguy cơ cảm nhiễm Gregarine sau này. Gregarine là loại nguyên sinh động vật có đặc điểm giống bọ gậy thường thấy ở đường ruột các động vật không xương sống là vật chủ trung gian. Gregarine phát hiện thấy ở tôm sú, phần lớn ở tôm ấu trùng từ giai đoạn Mysis.

Đối với tôm nuôi có thể kiểm tra thấy Gregarine từ lúc tôm mới thả, cho đến khi thu hoạch. Nếu tôm bị nhiễm bào tử nhiều sẽ thấy nhóm Gregarine tụ thành những u vàng ở đường ruột.

Nếu thấy Gregarine nhiều ở đường ruột hoặc ống gan sẽ gây tổn thương đường ruột và sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn nhóm Vibrio sau đó.

Việc đề phòng Vibrio và Gregarine có thể thực hiện bằng cách quản lý không cho vật chủ trung gian có mặt trong ao sẽ làm cho vòng đời của Gregarine không hoàn chỉnh được, đồng thời ngăn ngừa không cho bào tử của Gregarine vào ao bất kể lẫn với nước, từ thức ăn và tôm giống bố mẹ. Trong trường hợp phát hiện phân trắng nên dùng chế phẩm NT-1. Sử dụng bằng cách trộn 5-10 gam thuốc với 1 kg thức ăn.

* Gần đây các trường hợp tôm bị phân trắng chủ yếu là do vi khuẩn Vibrio spp. gây ra. Các dòng vi khuẩn này có gen khoáng hoá chất và thuốc kháng sinh rất cao. Khi phát hiện phân trắng tấp vào cuối gió bờ ao và một số tôm có ruột đứt khúc, sức ăn kém, nên dùng biện pháp trị như sau:

- Dùng chất diệt khuẩn mạnh xử lý vào ban đêm, sau 2 ngày dùng Pond-Clear với liều lượng gấp đôi bổ sung vi khuẩn có lợi cạnh tranh Vibrio, và cho ăn NT-1 trộn chung với Bio-Nutrin liên tục trong 10 ngày. Kết hợp với thay nước thường xuyên sẽ giảm bệnh phân trắng, nhưng vi khuẩn Vibrio có gen kháng thuốc vẫn tồn tại trong nước, do đó phương pháp dùng vi sinh loại trừ là tốt nhất.

Ngừa bệnh phân trắng:

Khi bơm nước vào ao dùng Dolomite & Super canxi điều chỉnh độ kiềm cho phù hợp và để tự nhiên cho các bào tử vi khuẩn gây bệnh nở ra thì dùng chất diệt khuẩn có gốc Oxy tự do, sau 3 ngày gây màu tảo, dùng vi sinh Pond-Clear và thả tôm giống tốt nhất là 10 ngày sau đó.

Nên dùng vi sinh Pond-Clear theo định kỳ hàng tuần để duy trì sự cân bằng vi sinh vật trong ao tôm.

+ Quản lý tốt môi trường nước trong ao nuôi: Xử lý thật kỹ ao nuôi, bảo đảm không có mầm bệnh trước khi thả tôm bằng cách:

- Rút cạn nước, làm sạch đáy ao

- Bón vôi CaCO3 1-2 tấn/ha, Ca (OH)2 0,5 - 1 tấn/ha

- Phơi đáy 5-10 ngày

Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của độ pH, nhiệt độ, màu nước (mật độ tảo), lượng Oxy hoà tan. Nếu có ao lắng để xử lý nước (diệt khuẩn) trước khi đưa nước vào ao nuôi. Môi trường nước tốt là một bảo đảm thành công cho việc nuôi tôm.

+ Chọn tôm giống có chất lượng tốt,bảo đảm không mang mầm bệnh, khoẻ. Tôm giống tốt sẽ mau lớn và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của vụ nuôi.

+ Chọn thức ăn viên có chất lượng tốt bảo đảm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của tôm đồng thời có đủ các vitamin giúp tăng cường khả năng kháng bệnh cho tôm và ít gây ô nhiễm cho môi trường nước.

+ Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ của tôm bằng cách quan sát những diễn biến không bình thường xảy ra trong ao nuôi, tôm nuôi thông qua vó (nhá) trong các lần cho ăn. Từ đó chúng ta sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời. Có thể quan sát để nhận biết sức khoẻ của tôm như sau:

* Màu sắc:

- Màu tươi sáng, hơi xanh lá cây: tôm bình thường

- Màu sậm, chậm lớn: có dấu hiệu tôm bị nhiễm MBV nặng.

- Chuyển màu xanh nước biển: tôm mới lột vỏ, tôm bị yếu

- Màu nâu vàng: tôm sắp lột vỏ.

- Màu đỏ hồng: dấu hiệu nhiễm khuẩn, nhiễm virút đốm trắng.

* Phụ bộ: gãy, đứt, có vết đen, phồng bóng nước: dấu hiệu nhiễm khuẩn

* Mang:

- Mang chuyển sang nâu hoặc đen: tôm yếu, đáy ao dơ

- Mang có màu hồng: tôm bị thiếu ôxy kéo dài

* Gan tuỵ:

- Gan tuỵ đầy: tôm mạnh khoẻ

- Gan tuỵ teo nhỏ: tôm bị bệnh Vibrio mãn tính

- Gan tuỵ chảy rữa: có khả năng tôm bị bệnh đầu vàng (kèm theo các triệu chứng khác).

* Ruột: trên 20% tôm trong ao được quan sát thấy ruột không có thức ăn: tôm bị yếu và bỏ ăn.

* Hiện tượng tôm bị mềm vỏ:

- Nguồn nước bị nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu nông nghiệp

- Nước có độ mặn quá thấp (nhỏ hơn 5%o)

- Thức ăn kém phẩm chất

- Cho ăn thiếu

- Đất có pH và hàm lượng phosphat trong nước thấp

Nếu thực hiện tốt những yêu cầu trên đây sẽ đảm bảo vụ nuôi tôm của chúng ta thành công với hiệu quả cao.

pH cao hoặc độ dao động lớn:

Là đo hệ đệm trong nước rất yếu, tảo mất cân bằng, nên bổ sung Dolomite và Super Calcium CaCO3 với liều lượng.

- 200 kg/Ha vào lúc pH thấp nhất trong ngày, và dùng trong 3 ngày độ pH sẽ ổn định.

Tôm bị nổi đầu vào ban đêm:

Ôxy xuống dưới <2mg/l>

- Dùng mật rỉ hoặc đường 50 - 100kg/ha, dung dịch SUPER-STERIL® 5ppm sẽ ngăn vi sinh vật hiếu khí phát triển và tăng oxy hoà tan.

- Tăng cường quạt và oxy đáy

- Thay nước 10-30% ngày và bơm thêm nước ngọt.

- Dùng chế phẩm sinh học POND-CLEAR® xử lý đáy ao tốt ngừa sự cố này.

* Trong trường hợp quản lý thức ăn kém sẽ làm đáy ao dơ, các khí độc sẽ có cơ hội phát triển khi pH dao động và tôm bị nổi đầu, chết dưới đáy.

Nên hút bùn đáy thường xuyên

Kết luận:

Phòng ngừa bệnh cho tôm nuôi là việc làm hết sức cần thiết để bảo đảm cho việc nuôi tôm thành công, đạt kết quả cao.


Nguồn: Trung tâm khuyến nông

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2007

Tôm sú - Đặc điểm sinh học

TÔM SÚ - BLACK TIGER SHRIMP

Tên khoa học: Penaeus monodon
Tên Tiếng Anh:
Black tiger shrimp; Giant tiger shrimp; Jumbo tiger shrimp

Tên tiếng Hoa: 草虾,黑虎虾


Giới thiệu chung:

Tôm sú là mặt hàng tôm phổ biến nhất ở Việt Nam, được chế biến dễ dàng, dưới nhiều dạng sản phẩm khác nhau. Hương vị tôm sú ngon và đậm đà hơn các loại tôm khác.

Đặc điểm sinh học : Tôm sú là loài sống ở nơi chất đáy là bùn pha cát với độ sâu từ ven bờ đến 40 m nước và độ mặn 5 ÷ 34‰. Tôm sú có đặc điểm sinh trưởng nhanh, trong 3 ÷ 4 tháng có thể đạt cỡ bình quân 40 -50 gam. Tôm trưởng thành tối đa với con cái có chiều dài là 220 ÷ 250mm, trọng lượng 100-300gam. Con đực dài 160 ÷ 210mm, trọng lượng 80 ÷ 200 gam. Tôm có tính ăn tạp, thức ăn ưa thích là thịt các loài nhuyên thể, giun nhiều tơ (Polycheacta) và giáp xác.

Vùng phân bố : Tôm sú phân bố rộng từ Bắc đến Nam, từ ven bờ đến vùng có độ sâu 40m. Vùng phân bố chính là vùng biẻn các tỉnh Trung bộ.

Khai thác

Mùa vụ: Tôm sú khai thác ngoài biển sản lượng hạn chế, mùa đánh bắt từ tháng 1 đến tháng 11.

Hình thức khai thác : Ngư cụ chủ yếu là lưới kéo tôm.

Nuôi

Tôm sú được nuôi ở hầu khắp các tỉnh ven biển trong cả nước.

Vụ thu hoạch : Rải rác từ tháng 4 đến tháng 9. Chính vụ sản lượng cao nhất vào các tháng 5, 6,7.

Hình thức nuôi : Thâm canh (công nghiệp) (TC), bán thâm canh (BTC) và quảng cảnh cải tiến (QCCT).

Tôm sú nuôi trong các ao đầm nước lợ ở cả vùng cao và vùng trung triều. Một số nơi nuôi xen kẽ vụ lúa, vụ tôm và nuôi chung với cá rô phi, cua và rong câu.

Khu vực phía Bắc nuôi QCCT và (BTC là chủ yếu. Miền Trung nuôi BTC và TC. Các tỉnh phía Nam nuôi BTC và QCCT.

Hiện trạng xuất khẩu : Có khoảng 300 DN chế biến tôm xuất khẩu. Khối lượng xuất khẩu tôm sú hằng năm đạt khoảng 70-80.000 tấn, giá trị khoảng 600-800 triệu USD.

Xuất khẩu đạt giá trị cao nhất vào các tháng 8, 9 và 10.

Thị trường xuất khẩu chính : Tôm sú của Việt Nam có mặt trên hầu khắp các thị trường thế giới. Thị trường lớn nhất là Mỹ, theo sau là Nhật Bản, châu Âu và một số nước châu Á khác.

Thành phần dinh dưỡng của tôm sú :

Thành phần dinh dưỡng trong 100 g thực phẩm ăn được

Calories

Fat Calories

Total Fat

Saturated Fat

Cholesterol

Sodium

Protien

Omega-3

95

56

0,6 g

0

90mg

185mg

19,2g

0

- Tôm sú được chế biến chủ yếu 2 dạng sản phẩm :

+ Tôm sơ chế đông lạnh tươi : Nguyên con và bóc vỏ.

+ Tôm chế biến sẵn : Sản phẩm giá trị gia tăng và các sản phẩm phối chế khác

- Các hình thức đông lạnh sản phẩm : Đông Block và đông IQF hoặc semi -block hay semi-IQF

- Tôm thường được phân cỡ theo số đếm (count) con /kg đối với tôm nguyên nguyên liệu, còn đối với các sản phẩm đóng gói khác thường được phân cỡ theo số con/Lb (pao), có từ các cỡ (size) U5, 6/8, 8/10 hay 8/12, 13/15, 16/20, 21/25, 26/30, 31/35, 31/40, 36/40, 41/50, 51/60, 61/70, 71/90, 90/120, 120/200, 200/300, 300/500 và vụn।

nguồn: Trung tâm Tin học - Bộ Thuỷ Sản

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2007

BỆNH Ở TÔM & CÁCH PHÒNG BỆNH CHO TÔM

BỆNH Ở TÔM & CÁCH PHÒNG BỆNH CHO TÔM


A - CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TÔM

Sản xuất tôm trên thế giới những năm gần đây tăng nhanh là nhờ phương pháp nuôi tôm tốt. Sản lượng tôm nuôi năm 1991 lên tới 700.000 tấn, kể từ đó trở đi, sản lượng hàng năm không ngừng gia tăng. Song song tăng về số lượng tôm thì bệnh tôm ngày phát triển nhiều và xuất hiện nhiều bệnh lạ, chưa có giải pháp điều trị.

Gần 30 bệnh và hội chứng của tôm nuôi với 2 nguyên nhân nhiễm trùng và không nhiễm trùng đã được nhiều tài liệu gần đây nhắc đến, nhưng sự hiểu biết về chúng còn rất ít. Một số tác nhân gây bệnh quan trọng nhất cho tôm nuôi phải kể đến trước tiên là virus, vi khuẩn nấm và nguyên sinh động vật.


Dưới đây sẽ trình bày khái quát một số bệnh tôm, phương hướng hiện tại và tương lai trong chuẩn đoán, phòng và đìêu trị các bệnh tôm đó.

1. Bênh do các virus:

· Hiện nay người ta đã phân lập được tới 12 loại virus khác nhau gây bệnh cho tôm nuôi, đó là IHHNV, HPV, BMN, MRV, BP, REO, YHV, LPV, LOVV, RPS, WSBV, TSV. Các loại virus này được phân ra 2 loại: Loại virus DNA và loại RNA. Sáu bệnh virus nặng gây chết đáng kể cho tôm nuôi cũng được báo cáo: Sự nhiễm bệnh lúc còn ấu trùng và non yếu là phổ biến nhất. Một số virus gây bênh có tính đặc hiệu với 1 loài hay chỉ một vài loại tôm, trong khi đó những virus khác biểu hiện khả năng nhiễm bệnh ở tất cả các loại tôm.

· Hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị bệnh virus ở tôm nuôi thành công.

· Chi tiết từng virus sinh bệnh, cách chuẩn đoán, phòng ngừa và điều trị sẽ được trình bày trong chương VII,VIII.

2. Bệnh rickettsia:

Rick là vi sinh vật hình gậy. Nó gây bệnh cho các loại tôm. Rick đã được tìm thấy trong các loài tôm P.MARRGINATUS, Penaeus monodon, P. STYLIROSTRIS, và P. vannamei.

3. Vi khuẩn:

· Vi khuẩn gây bệnh cho tôm có thể kể ra các loại sau: Vibriasis, Luminaus, Epicommensal Filametous Bacteria, Exoskeletal lesions bacteria, Indured hepatopancreatilis bacteria.

· Vi khuẩn hình roi thuộc nhóm gram âm, thuộc dòng Vibrio gây ra hàng loạt bệnh cho tôm, chết tới 100%.

· Một bệnh gây ra bởi những vi khuẩn đó được gọi là Vibrio (một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng máu). Vi khuẩn này gây nhiễm bệnh mãn tính, bán cấp hoặc cấp. Nhiều chất hoá học và kháng thể được dùng để điều trị bệnh vibriosis tôm gồm EDTA, FURANACE, FURAZOLIDON (NF_180), Errythomycin, Terramycin và Chloramphenicol.

· Vi khuẩn làm hư hại chitin có thể làm vết thương lan rộng và bài xuất những enzyme ngoại bào. Vi khuẩn sợi (thường là Leucothrix mucur) có thể tấn công tôm làm ảnh hưởng tới hô hấp.

4. Nấm:

· Những bệnh thường gặp ở tôm đó là bệnh do Larval mycosis, Bệnh Fusarium vv.. Trong nhiều trường hợp, các nấm có thể gây ra chết hàng loạt, đặc biệt chỗ ương trứng. ở đấy bệnh mycosis ấu trùng gây chết hoàn toàn. Mycosis ấu trùng thường được gây ra bởi Lagenidium callinectes, Sirolpidium sp hoặc Maliphthoros sp. Và chết tới 100% trong vòng 48 giờ sau khi nhiễm. Treflan, Formanganate kali, furanace được dùng để điều trị sự nhiễm nấm trong khi ương.

· Một bệnh nấm khác gọi là bệnh FUSARIUM solani. Tất cả các tôm có thể chống lại bệnh này nhưng có loại tôm P. JAPONICUUS đặc biệt nhạy cảm và có thể bị chết nhiều khi bị nhiễm nó.

5. Nguyên sinh động vật:

· Protozoa gồm các dòng Epitylis, Vorticella, Zoothamnium, Microsporidians, Gregarines.

· Tôm rát dễ bị nhiễm bởi Protoza mà nó luôn có mặt trong môi trường ao nuôi... Nhiều dòng Protozoa gây bệnh có thể nêu ra như Zoothamnium, Epitylis, Vorticella, Acineta và Lagenophrys. Nuôi dầy và ấu trùng sắp sang giai đoạn trưởng thành có thể bị. Chúng được điêu trị bởi Chloroqince diphosphate, Saponin hay formalin 25 ppm.

· Microsporida - là một loại protozoa ký sinh bên trong làm tôm trắng như sữa. Bệnh xảy ra khi điều kiện nuôi tôm có lẫn cá. Gregarine là bệnh đường tiêu hoá của tôm. Khi nhiễm bệnh này tôm kém ăn, chậm lớn và có khi chết.

6. Những bệnh dinh dưỡng, độc chất và môi trường:

Một số bệnh thuộc loại này là bệnh thiếu vitamin C đã được biết - đó là bệnh chết đen, bệnh mang tôm đen, bệnh đỏ tôm, bệnh xanh tôm, bệnh huỷ hoại cơ vv...

Kết quả của sự biểu hiện mức độc chất như là các kim loại nặng, ozone, hoặc amoniăc và bệnh bóng được ra do nước quá bão hoà với các khí hơi của không khí. Tất cả các loại tôm nói chung rất nhậy cảm với các bệnh này.

7. Những bệnh chưa rõ nguyên nhân:

Ngoài những bệnh trên, còn có những bệnh khác do điều kiện nuôi tôm sinh ra mà người ta chưa phát hiện được nguyên nhân cụ thể. Chẳng hạn như bệnh tinh dịch đen của con đực P. vannamei, P. stylirostris và P. setiferus và hội chứng ruột, thần kinh của tôm P. japonicus cũng như nhiều bệnh khác như bệnh đầu vàng, hội chứng tôm chết 1 tháng, hội chứng có nhiều lỗ xốp.

B - PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐOÁN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

I. Ðiều kiện phát sinh bệnh truyền nhiễm:

Bệnh tôm thường xảy ra do tương tác giữa vật chủ có tính mẫn cảm trong điều kiện môi trường xấu cùng với vi sinh vật gây bệnh. Vì thế để kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, cần phải hiểu rõ tác động qua lại của mối quan hệ này. Khi hội tụ cả 3 yếu tố tôm sẽ phát bệnh. Cũng có trường hợp vật chủ mẫn cảm gặp mầm bệnh độc lực cao, không cần yếu tố môi trường bất lợi cũng phát sinh dịch bệnh như bệnh đốm trắng. Tôm có thể bị stress bởi điều kiện môi trường xấu, các mầm bệnh sẵn có ở đáy ao tấn công gây bệnh (như vi khuẩn Vibrio). Cũng có trường hợp tôm mang sẵn mầm bệnh MBV (Monodon Baculovirus) trong cơ thể hoặc mầm bệnh đốm trắng (WSBV) tồn tại săn ở ký chủ trung gian như Cua, Ruốc...

II. Chuẩn đoán bệnh:

Trong lĩnh vực nghiên cứu về bệnh thuỷ sản, trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng sự hiểu biết về tác nhân gây bệnh, tính chất lan truyền còn ít ỏi. Thậm chí ở các nước có nghề nuôi trồng thuỷ sản đạt trình độ hợp lý và hiện đại thì bệnh ký sinh trùng, vi khuẩn đưược nghiên cứu cặn kẽ hơn cả

Bệnh xảy ra không rõ nguyên nhân có thể được phát hiện thường xuyên, người nuôi cho rằng bệnh do virus. Việc chuẩn đoán bệnh do virus phức tạp, đòi hỏi mức độ kỹ thuật cao, trang thiết bị chuyên dụng và đắt tiền mà tại điểm sản xuất không có khả năng tự thực hiện.

Phương pháp kính hiển vi được áp dụng để phát hiện các tác nhân gây bệnh do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và những dấu hiệu đặc trưng do virus (Chẳng hạn như thể vùi) trong lát cắt mô nhuộm màu. Ngoài vấn đề thời gian kỹ thuật đó thực tế không đủ nhạy để phát hiện giai đoạn sớm, cũng như dấu hiệu bệnh lý tế bào của một số bệnh giống nhau, dễ nhầm lẫn.

Kính hiển vi điện tử được áp dụng để chuẩn đoán song rất đắt tiền.

Hiện nay những phương pháp chẩn đoán nhanh nhạy, chính xác trong chẩn đoán bệnh đang được áp dụng nhiều trong y học và thú y bây giờ cũng được phát hiện để chẩn đoán bệnh thuỷ sản. Phương pháp nuôi cấy mô, phương pháp tạo kháng thể đơn dòng, đa dòng, chẩn đoán miễn dịch như DOTBLOT, ELISA... Kỹ thuật thử nghiệm chẩn đoán gen đặc biệt là kỹ thuật PCR (Polimerase Chain Reaction) đang được thịnh hành.

ở nước ta, phòng thí nghiệm của các viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản từ vài năm gần đây đã áp dụng phương pháp mô học để phát hiện các ẩn đặc trưng của MBV.

Hiện nay viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II Thành phố Hồ Chí Minh đã ứng dụng kỹ thuật PCR để chẩn đoán bệnh đốm trắng.

Qua 2 phương pháp chẩn đoán trên cho phép khẳng định sự hiển diện của 2 loại virus MBV và WSBV gây bệnh đốm trắng ở tôm Việt Nam. Còn các virus khác gây bệnh cho tôm thì vẫn trong tình trạng nghi vấn (?). Vì vậy việc đầu tưư trang bị cho kỹ thuật chẩn đoán miễn dịch nhanh, chính xác là hết sức cần thiết. Ðiều đó giúp điều tra dịch tễ học và biện pháp phòng ngừa bệnh.

Ngoài ra, việc theo dõi thường xuyên và phát hiện kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng trị bệnh cho tôm, chỉ xác định sớm và đúng nguyên nhân gây bệnh thì mới có hướng giải quyết đúng và giảm được thiệt hại. Do vậy:

· Người nuôi tôm thường xuyên kiểm tra mức độ ăn của tôm thông qua theo dõi các thức ăn, thăm ao vào buổi tối và sáng sớm.

· Kiểm tra lại sự ổn định của môi trường qua các thông số thuỷ, lý, hoá.

· Thường xuyên theo dõi cẩn thận hoạt động sống của tôm nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường của tôm. Một vài dấu hiệu thường gặp khi bệnh xuất hiện:

+ Tôm bơi lội không bình thường ( Tôm nổi trên mặt nước và ven bờ ao).

+ Mất phụ bộ và vỏ bị tổn thương.

+ Màu sắc thay đổi (sẫm màu hoặc màu đỏ)

+ Mềm vỏ kéo dài.

+ Ðóng rong rơ bẩn

+ Xuất hiện tôm chết ven ao

+ Màu sắc mang thay đổi (đen, vàng...)

· Diễn biến thời gian tôm chết cũng giúp ta định hướng xác định nguyên nhân gây bệnh.

+ Tỷ lệ tôm chết tăng dần trong vài ngày hoặc vài tuần : do vi sinh vật.

+ Tôm chết đột ngột trong 1,2 ngày: do môi trường (oxy hoà tan thấp, pH, nhiệt độ và độ độc của MH3, H2S,? trong môi trường ao nuôi).

C- NGUYÊN TẮC CHUNG PHÒNG NGỪA BỆNH TÔM:

I- Phòng bệnh:

Khi giải quyết vấn đề trị liệu cho tôm là phải chấp nhận sự thiệt hại về kinh tế, tôm chết nhiều hay ít, bệnh nặng hay nhẹ cũng ảnh hưởng đến sự tăng trọng một thời gian. Do đó phòng bệnh hơn là chữa bệnh.

Phòng bệnh là biện pháp tích cực có ý nghĩa quyết định thành công trong nghề nuôi trồng thuỷ sản. Phòng bệnh tức là sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp nhằm ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài vào ao nuôi, duy trì các yếu tố môi trường thích hợp cũng nhưư chất lưượng thức ăn tốt, khẩu phần ăn hợp lý để khống chế dịch bệnh xảy ra trong khi nuôi. Sự phòng ngừa gồm có các biện pháp sau:

1. Tôm giống:

· Chọn mua những đàn tôm giống khoẻ, không mang mầm bệnh. Ngoài chỉ tiêu cảm quan như: Tôm cùng cỡ, màu tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn. Cần tiến hành kiểm tra sức khoẻ đàn giống tôm bằng cách sốc Formalin tại trại giống: Nồng độ 200ppm trong 30-60 phút (có sục khí), tỷ lệ tôm chết cho phép là dưới 5%.

· Xử lý tôm giống bằng dung dịch Formalin 100ppm trong 30 phút (có sục khí) để loại những tôm yếu trước khi thả vào ao.

2. Cung cấp thức ăn tốt:

· Chất lượng thức ăn tốt

· Khẩu phần hợp lý tuỳ từng giai đoạn phát triển của tôm, cần cung cấp thêm vitamim C, thức ăn bổ sung.

3. Môi trường:

· Cải tạo ao tốt trước khi sử dụng

· Áp dụng kỹ thuật nuôi tôm thay nước có kiểm soát (Chỉ thay nước khi cần thiết)

· Trừ MBV có thể ẩn tồn lâu dài trong môi trường. Nói chung virus chỉ sống được 48 - 2 giờ trong môi trường nước. Virus tồn tại sống nhờ ký chủ trung gian (cua,ghẹ, tôm đất, ruốc...) Các loài thuỷ động vật mang mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi. Tôm ăn thịt ruốc hoặc ăn các loại vật trên sẽ bị nhiễm bệnh. Do đó:

+ Ngăn cua nghẹ ,tôm tép vào ao nuôi
+ Kiểm tra thường xuyên lấp hang , ổ rò rỉ, bắt cua ghẹ.
+ Hệ thống lọc cần có lưới lọc dày để ngăn ruốc..

· Có ao trữ nước (chiếm 30% diện tích ao nuôi ) ít nhất 7 ngày trước khi sử dụng ( đây là biện pháp quan trọng quyết định sự thành bại). Xử lý nước bằng Chlorine nhằm tiêu diệt tôm, ruốc và các loài giáp xác mang mầm bệnh.

* Khi có dịch xảy ra:

· Các chủ trại cần có sự hợp tác lâu dài về quản lý và thông tin tình hình dịch bệnh của nhau để có biện pháp phòng ngừa, tránh lây lan.

· Sát trùng nước bị nhiễm bẩn trước khi xả nước bằng cách sử dụng vôi hoặc chlorine để tránh lây lan.

· Theo dõi thường xuyên để phát hiện tôm bệnh một cách sớm nhất.

· Loại bỏ triệt để những tôm yếu chết ven bờ ao, chôn xác với vôi hoặc đốt xác.

· Không dùng dụng cụ chung các ao trong trại. Hoặc nếu dùng chung phải tẩy rửa sát trùng dụng cụ tay chân trước khi tiếp xúc với các ao khác.

II- Trị bệnh:

· Trị bệnh được áp dụng cho các bệnh vi khuẩn và ký sinh trùng, còn bệnh do virus chủ yếu là phòng bệnh mà không có thuốc trị.

· Dựa vào kết quả chẩn đoán chính xác và dựa trên cơ sở hiệu quả kinh tế để quyết định phương án điều trị thích hợp. Liều lượng thuốc phụ thuộc vào kích cỡ tôm và cách trị liệu. Có các phương pháp trị bệnh như sau:

1- Phương pháp tắm:

Dùng trị bệnh ngoại ký sinh và phòng bệnh vi khuẩn. Tuỳ kích cỡ tôm và tuổi của tôm mà có thời gian tắm thích hợp. Sau khi tắm đưa tôm vào nưước mới hoặc thay gần hết nước cũ.

2- Phương pháp ngâm:

Sử dụng phổ biến, rải thuốc khắp ao với nồng độ thấp, thời gian điều trị dài , sau đó mới thay nước mới.

Nhược điểm: Tốn nhiều thuốc.

3- Phương pháp qua thức ăn:

· Thuốc được đưa vào thức ăn để điều trị các bệnh vi khuẩn. Phương pháp này sẽ gây ra hiện tượng không đúng liều do tôm khoẻ ăn nhiều nên nhiều thuốc. Tôm yếu ,bệnh , bỏ ăn hoặc ít ăn nên dễ gây kháng thuốc, ít tác dụng với việc điều trị tôm bệnh.

· Một số thuốc dùng để điều trị bệnh do vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây ra như sau:

Ðối với bệnh do vi khuẩn - Ðể điều trị có thể dùng thuốc sau:

streptomycin

2,5 ppm

Erythromycin

1-2 ppm

Oxytetracylin

0,5 ppm

Ampicilin

0,5- 1,0ppm

Kanamycine

0,1-0,25ppm

Doxycyline

0,1-1,0ppm

Chloromycetin

2-10ppm

Thay nước mới

30- 50%

Bột hạt trࠨTea seed powder) (Saponin)

10- 20 ppm

Ðiều trị bệnh nấm - Có thể áp dụng các biện pháp sau:

Thay nước

Malachite green

0,1-0,5 ppm

Parazin (Oxilinic Axit)

0,1-0,5 ppm

Furazol

1,0-2,5 ppm

Formalin

25-50 ppm

Thuốc tím

0,1-0,3 ppm

Treflan

0,1-5 ppm

Ðiều trị bệnh ngoại ký sinh do nguyên sinh động vật gây ra

Thay nước

Tăng lưượng oxy hoà tan trong ao

ổn định pH trong ao.

Trải bột hạt trà để tăng kích thích thay vỏ

10-20 ppm

CuSO4

1 ppm

Malachite green

0,5-1,0 ppm

Formalin

25 ppm

Nitrofurazone

0,5-1,0ppm

Phương pháp điều trị như thế này thường được áp dụng ở nơi ương giống, nồng độ tôm dày đặc và ít nước. Song nó không đơn giản khi mở rộng ra nuôi ở ao hồ. Bởi vậy phải có ý thức phòng bệnh là chính, ngăn ngừa trước những gì có thể xảy ra bệnh.

Mặt khác để bệnh ít xảy ra người ta đang hướng xây dựng những khu nuôi tôm sạch bệnh được bố trí và theo dõi đặc biệt.

Ðối với bệnh virus: Càng ngày càng phát hiện ra nhiều bệnh virus của tôm, điều trị nó rất khó khăn. Các chủ trang trại nuôi tôm có thể thất thu lớn do dịch bệnh của tôm. Do đó phòng bệnh cho tôm phải đặc biệt chú ý và là chủ yếu. Thế giới và trong nước đã có một số chế phẩm từ dược liệu thiên nhiên để phòng chống virus cho tôm, nhưng đang trong quá trình nghiên cứu. Chẳng hạn ở ẤN Ðộ đã nghiên cứu cây bạch tiên có tác dụng chữa bệnh virus đốm trắng. Phòng miễn dịch học Viện công nghệ sinh học Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia đang nghiên cứu chế phẩm từ các dược liệu thiên nhiên có tinh kháng virus điều trị và phòng chữa một số bệnh virus của tôm.

Pts. Trần thị minh Tâm - GS.TS. Ðái Duy Ban.

D- CÁC LOẠI THUỐC BỔ TRỢ SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM, CÁ

Vitamin C premix: (thuốc bột trộn thức ăn)
Công dụng:

· Tăng độ cứng của vỏ

· Kích thích sinh trưởng; chống stress; tăng sức kháng bệnh và tăng khả năng miễn dịch;

· Phòng chống các bệnh xuất huyết, nhiễm trùng, nhiễm nấm và ký sinh trùng.

Vitasol-shrimp
Công dụng
:

· Thúc đẩy quá trình lột xác, nhanh chóng cứng vỏ sau khi lột.

· Kích thích sinh trưởng, giúp tôm mau lớn

· Cung cấp đầy đủ và cân đối các loại vitamin cho tôm

· Tăng sức kháng bệnh, nhất là các bệnh nhiễm trùng ở mang và thân tôm

Bio-Lecithin:
Công dụng
:

· Kích thích tôm bắt mồi nhanh, tiêu hoá tốt;

· Bảo vệ thuốc và vitamin không bị thất thoát trong nước;

· Kháng bệnh tật, chống sốc; tăng tỷ lệ sống, tăng trọng lượng khi thu hoạch;

· Không gây ô nhiễm nguồn nước; bao bọc thức ăn tốt.

Bio squid-liver oil: (Dầu gan cá mực)
Công dụng:

· Cung cấp cholesterol, các loại axit béo, chất dinh dưỡng;

· Giúp tôm mau lớn; mau lột xác; giảm hệ số chuyển đổi thức ăn; nâng cao sức kháng bệnh, ngăn ngừa stress; kích thích tôm ăn nhiều, bắt mồi nhanh; bao bọc viên thức ăn;

· Tăng hiệu quả sử dụng các loại thuốc trộn kèm với thức ăn; đạt năng suất cao khi thu hoạch.

Bio-fac:
Công dụng
:

· Là dạng thuốc bổ đặc biệt chứa nhiều loại Axit amin, vitamin và các chất khoáng.

· Kích thích sinh trưởng, rút ngắn thời gian nuôi

· Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn

· Nâng cao tỉ lệ sống, nhanh chóng phục hồi vết thương, giúp tôm khỏe mạnh, chống stress.

· Tăng số lượng và tỷ lệ nở của trứng, kích thích sinh sản ở tôm bố mẹ.

· RÚT NGẮN THỜI GIAN GIỮA CÁC LẦN ÐẺ.

Vitamin C 10%: (Thuốc bột hoà tan hoặc trộn thức ăn)
Công dụng:

· Kích thích sinh trưởng;

· Chống stress khi nhiệt độ, độ mặn, độ pH thay đổi ; tăng sức kháng bệnh, phòng chống các bệnh xuất huyết, nhiễm trùng, nhiễm nấm; giúp TÔM MAU HỒI PHỤC LÚC MẮC BỆNH.


Thuốc bọc viên học - 01: (Thuốc bột hoà tan hoặc trộn thức ăn)
Công dụng:

· Dùng HQC để bọc thức ăn, bọc Vitamin, thuốc trị bệnh, đạm bổ sung để tránh sự hoà tan của các chất đó khi thả xuống cho tôm ăn

· Tránh ảnh hưởng của độ pH, độ mặn lên thuốc sử dụng

· HQC có chất làm tăng mùi thơm, làm tăng sự thèm ăn của tôm, đồng thời khử vị đắng của các loại thuốc

· HQC còn là nguồn năng lượng kích thích sự tăng trưởng của tôm.

Siêu đạm - 01: (Thuốc bột hoà tan hoặc trộn thức ăn)
Công dụng:

· Cân bằng axit amin

· Tăng sức đề kháng bệnh

· Tăng cường lột vỏ và lớn nhanh

· Giúp tôm giải độc khi bị ngộ độc.

Ultravital – 01: (Thuốc bột hoà tan hoặc trộn thức ăn)
Công dụng:

· Duy trì dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm, tôm, cá, đặc biệt trong giai đoạn mắc bệnh hoặc trị bệnh stress.

· Tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi

Nguồn: American Technologies Inc