Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2007

Ươm & nuôi tôm thương phẩm

ƯƠM & NUÔI TÔM THƯƠNG PHẨM

I. Ươm từ tôm bột thành tôm giống:

1- Xây dựng cải tạo ao:

Vị trí ao phải có nguồn nước ngọt quanh năm, nguồn nước không bị ô nhiễm, pH 6- 8.

a- Xây dựng ao:

Ao ươm có hình chữ nhật, diện tích ao 500-1000m2, dễ chăm sóc và quản lý, ao có cống cấp và thoát nước, độ dốc thoải về cống thoát, độ sâu của ao 1.2 m, hệ số mái thoải khoảng 1:2, đáy ao bằng phẳng dễ thu hoạch.

b- Cải tạo ao:

Ao ươm trước lúc nuôi cải tạo kỹ càng, ao cũ tháo cạn, vét bỏ bớt bùn, chỉ chừa lại 15 cm là vừa. Sau đó bón vôi ao, nếu bón vôi từ 2-3 T/ha là quá cao mà phải tuỳ vào chất đất để dùng vôi cho phù hợp. Bón xong giữ cho ao đủ độ ẩm, không để nước vào quá nhiều. Sau 3 ngày bón phân hữu cơ, trước khi dùng phải diệt vi khuẩn và vi sinh, dùng với liều lượng vừa phải, nếu dùng quá nhiều tảo sẽ phát triển quá mức. Sau đó lọc trong nước vào sau 10-15 ngày là thả nuôi. Trường hợp ao không xả hết nước, hay trong ao có cá tạp, cá dữ dùng thuốc diệt cá như rễ cây deris, saponin liều dùng khoảng 1 Kg/100m3, diệt tạp trưước 2 ngày rồi mới thả tôm.

2- Vận chuyển thả giống và mật độ ươm:

a- Vận chuyển giống:

Tôm PL được đóng trong túi ni lon (60*90cm) 1/3 nước, 2/3 0xy, mỗi túi đóng 6000-8000 PL, thời gian vận chuyển 10-12 giờ. Khi tới ao nuôi thời gian thả tốt nhất là 5-9 giờ và 16-18 giờ. Các bao được bỏ xuống ao, để nhiệt độ trong ao và môi trường cân bằng nhau (khoảng 20-30 phút) rồi mới thả, thả cánh bờ 2-3m tránh PL nhảy dính vào bờ.

b- Mật độ ươm:

Tuỳ thuộc vào thời gian ươm và kỹ thuật chăm sóc quản lý, thường ươm từ 2-3 tháng. theo chúng tôi nghĩ chăm sóc tốt, ươm 1,5 tháng là vừa. Thời gian này tôm dễ vận chuyển, ít hao bắt mồi. Trong các ao để các sàng chứa thức ăn, kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu, nếu thiếu hôm sau bổ xung thêm, nếu thừa hôm sau giảm bớt.

c- Thức ăn và cho ăn:

Thức ăn cho ăn có thể dùng thức ăn viên, hay cá hấp, chủ yếu là bảo đảm hàm lượng Protein, chất lượng thức ăn như sau:

· Protein 30 - 35%

· Lipid 5 - 8%

· Canxi 2 - 3%

· Phospho 3 - 6%

· Cellulose 3 - 5%

Lượng thức ăn được tính theo % trọng lượng cá thể theo bảng 3:

Bảng 3

Thời gian nuôi (ngày)

Trọng lượng cá thể (g)

Thức ăn khô (%)

Thức ăn tươi
(%)

Ghi chú

0-27
28-60

0,051-0,5
0,5-1,0

40
20

200
100

T/lượng cá thể tính trung bình

Ngày cho ăn 3-4 lần, thức ăn được rải đều ao, để tôm dễ bắt mồi.

4- Chăm sóc và quản lý ao ươm:

Ao ươm duy trì mức nước 0,8-1,0m, nếu vùng có cá dữ phải dùng các biện pháp ngăn chặn không cho vào ao. Theo dõi tôm ăn đủ hay thiếu, điều chỉnh kịp thời, 10-15 ngày đầu không thay nước. Sau đó thay nước hàng ngày 20-30% lượng nước trong ao, cắm thêm chà làm giá để cho tôm bám và tạo chỗ trú ẩn lúc tôm lột xác.

5- Thời gian ươm và thu hoạch:

Thời gian ươm, tuỳ thuộc vào điều kiện và vị trí nuôi tôm thịt, nếu vùng nuôi cạnh ao ươm có thể ươm kéo dài 2-3 tháng, vùng nuôi xa ao ươm, nên ươm từ 45-60 ngày dễ vận chuyển ít hao hụt.

Trước lúc thu hoạch phải chuẩn bị bể chứa có sục khí, hay các giai cắm xuống ao bên cạnh ao chứa tôm. Thu hoạch vào ban đêm hay sáng sớm, bằng cách tháo ao có lưới thu hoạch, không nên để nước chảy mạnh qúa, thời gian trút lưới 15-20 phút 1 lần, để lâu quá tôm yếu.

II. Nuôi tôm thương phẩm trong ao và ruộng lúa:

1.Chọn vị trí xây dựng ao và ruộng:

a. Ao nuôi:

Vị trí xây ao dựng ao nuôi, phải xây dựng ao cao hơn con nước cao nhất trong năm ít nhất là 1m. Các chỉ tiêu thuỷ hoá chủ yếu của nguồn nước là:

pH

6-6,8

Ðộ cứng tông cộng

>20mg/l

Ca

5mg/l

Oxy

> 3mg/l

Fe

Tổng cộng 0.2mg/l

Nếu gần nguồn điện, thuận tiện giao thông càng tốt.

b. Ruộng lúa:

· Diện tích nuôi trong ruộng lúa, vừa quản lý cho một hộ nuôi khoảng 1-1.5 ha. Có bờ ao chắc chắn không bị rò rỉ, nếu vùng có thuỷ triều, phải xây dựng cao hơn con nước cao nhất trong năm 0.5 m.

· Xung quanh ruộng đào mương rộng từ 3-5m, sâu 1m, mương phải bằng phẳng dốc về hướng cống thoát, đào thêm các mương phụ rộng từ 1-2m sâu 0.8m nối liền với mương chính, diện tích đào mương chiếm 15-20% tổng diện tích ruộng.

· Cống: Tuỳ theo diện tích rộng hay hẹp xây cống nhiều hay ít, ruộng diện tích hẹp làm một cống cấp nước và 1 cống thoát, ruộng từ 1ha trở lên làm 2 cống cấp và 1 cống thoát.

· Xây dựng hệ thống cấp và thoát nước đều phải tính toán giữ được ổn định mực nước trên ruộng khoảng 20cm, cống thoát nước phải tháo cạn nước khhi cần thiết. Khẩu độ cống 0.5-0.7m có lưới bảo vệ chống cá dữ và tôm ra ngoài.

2- Cải tạo và ruộng:

a- Cải tạo ao:

Ao được cải tạo bằng cách bón vôi và phân chuồng, diệt tạp như ao ươm. Sau đó lọc nước vào, sau 10-15 ngày mới thả nuôi. Khi kiểm tra chất lượng nước ao có các chỉ số sau trước khi thả là tốt.

Oxy

4-7 mg/l

pH

7-8

Ðộ trong

20cm

Tảo (phytoplankton)

300.000-800.000th/l

Ðộ cứng tổng cộng

50mg/l

Nếu ao có nhiều bọ gạo nên diệt bọ gạo trước lúc thả tôm.
Mực nước trong ao nên duy trì từ 1-1.5m.

b- Ruộng nuôi tôm:

Ruộng nuôi tôm, trước lúc thả ra ta phải cải tạo ao giống như ở phần trên, nước lọc kỹ lưỡng, trường hợp khó cải tạo tháo cạn, ta dùng thuốc diệt cá dữ, cá tạp ở mương, diệt tạp nuôi mới hiệu quả.

3- Cách vận chuyển giống và mật độ thả:

a- Cách vận chuyển:

· Hiện nay bà con nông dân quen nuôi tôm có kích thước từ 3-4 cm trở lên, chưa quen nuôi giống nhỏ, cho nên việc vận chuyển giống lớn phải đảm bảo kỹ thuật mới cho tỷ lệ sống cao.

· Khi vận chuyển giống ở ao ươm đi xa vùng nuôi, phải thu hoạch trước 1-2 ngày, rộng tôm vào giai hay bể, để tôm khoẻ rồi mới vận chuyển.

· Sau đó dùng bao nylon (60*90) có bao bảo vệ, 1/3 nước và 2/3 0xy, đóng 1000-2000 con/bao, loại 3-4 cm (0.5-1g/con) nhiệt độ của nước trong bao: 240oc. Thời gian vận chuyển 8-10 giờ. Thời gian thả như phần ươm tôm.

b- Mật độ thả:

· Ðối với ao nuôi mật độ từ 4-6 con /m2

· Đối với ruộng lúa mật độ 6 con / m2

4- Thức ăn, khẩu phần ăn và cách cho ăn:

Thức ăn cho tôm bảo đảm đủ dinh dưỡng và khoáng để tôm phát triển tốt, lột xác dễ dàng. Có thể dùng thức ăn viên, cá vụn, con ruốc hay tép...Nhưưng phải bảo đảm các thành phần hoá học sau:

· Protein 30-35%

· Lipid 3-5%

· Canxi 2-3%

· Phospho 1-1.5%

· Cellulose 3-5%

Khẩu phần ăn tính theo% trọng lượng thân, hay từng khoảng thời gian một thay đổi hệ số 1 lần. Trong ruộng lúa chỉ cần cho ăn bằng 1/2 lượng thức ăn trong ao. Vì tôm có thể ăn thức ăn tự nhiên trong ruộng lúa. Có thể dựa vào bảng 4 để tính lượng thức ăn hàng ngày.

Nếu dùng thức ăn tươi sống tăng lên 4-5 lần.

Cho ăn ngày 2 lần vào lúc 6h và 18h. Thức ăn được rải đều khắp ao để tôm dễ bắt mồi. Trong các ao các sàng chứa thức ăn, kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu, nếu sau 1 giờ tôm ăn hết là vừa, nếu thiếu hôm sau bổ sung thêm, nếu thừa giảm xuống.

Bảng 4

Thời gian nuôi (ngày)

Trọng lượng cá thể trung bình(g)

Tỷ lệ sống

Thức ăn % trọng lượng thân

Ao

Ruộng

1-20

1

100

20

10

21-40

7

95

15

7

41-60

13

90

10

5

61-80

22

85

8

4

81-100

31

70

5

2.5

101-120

40

71

4

2

121-150

50

60

3

1.5

ở ruộng ta phải rải đều ra các mương xung quanh ruộng

5- Chăm sóc và quản lý:

Ðây là khâu quan trọng quyết định cho sự thành bại. Do đó phải quản lý môi trường ao nuôi thật chặt chẽ. Trong quá trình nuôi tôm thịt, nghệ thuật quản lý ao nuôi hơn là chính xác

khoa học, vì thế kết quả thu được ảnh hưởng bởi khả năng của người chăm sóc và việc giải quyết kỹ thuật với các yếu tố xảy ra trong quá trình nuôi.

a.Thay nước :

· Mực nước trong ao ổn định 1-1,2 m

· Trong đó ao nuôi phải thay thường xyên nước (tháng đầu có thể không thay) tháng thứ 2 trở đi phải được thay nước thường xuyên 10-20% lượng nước trong ao. Lượng nước thay là nước đáy ao, thường nghèo dinh dưỡng, dễ gây bệnh do thừa thức ăn để lại ). Khi thay nước tức là đã pha loãng nồng độ độc tố có trong ao như NH3, NO2, H2S, vv...

· Loại bỏ các chất keo tụ ở đáy ao, làm mất đi các giá thể, vi sinh bám vào và tăng thêm nồng độ OXY cho ao.

· Ðối với ruộng , do nuôi mật độ thưa khoảng 1 con/m2 cho nên thay nước không quan trọng, tuỳ theo thực tế ta có thể thay nước 2-3 lần /tháng.

b. Bón phân:

· Trong ao nuôi nghèo dinh dưỡng, tảo ít phát triển (nước trong) ta cần bón thêm phân N.P.K 5 Kg/ha/tháng. Vùng nước có độ cứng thấp, dưới 50 mg/l nên bón thêm bột đá vôi CaC03 hay bột vỏ sò 200 Kg/ha, 2 tháng 1 lần, tăng độ cứng trong nước giúp tôm dễ dàng tạo vỏ mới, để lột xác.

· Trong ruộng không cần bón thêm phân.

c. Theo dõi độ pH:

Trong ao nuôi pH luôn thay đổi, pH cao trong ao có hàm lượng NH+ cao rất độc cho tôm.

· Nếu pH = 7 NH4+ là 90%

· NH3+ là 10%

· Nếu pH = 9,5 NH4+ là 20%

· NH3+ là 80%

· NH3+ rất độc cho tôm nuôi, trong ao nuôi NH3+ không được cao quá 0,2 mg/l, ao có tảo phát triển quá nhiều, khi tảo chết sẽ độc cho tôm. Do đó khi pH cao hơn 8,5 phải thay nưước nhiều, pH cho phép từ 7,5 - 8,5, không được cao quá hay thấp quá.

d. Oxy:

Oxy là dưỡng khí bảo tồn sự sống cho tôm. Trong không khí, oxy chiếm 20-25% nhưng nó hoà tan trong nước không nhiều, do đó khu vực nuôi tôm phải thoáng gió, ao không sâu quá tránh hiện tượng phân tầng, thường xuyên kiểm tra oxy để dự đoán trước các trường hợp thiếu oxy, trong ngày thường vào 1-5 giờ oxy luôn thấp, oxy tốt nhất là 5-7 mg/l, nếu oxy 3mg/l tôm sẽ nổi quanh bờ, 2 mg/l tôm sẽ chết.

e. Một số trường hợp khi nuôi tôm ở ruộng:

Trong ruộng lúa ta sử dụng cấy loại lúa chống chịụ được bệnh để giảm bớt việc sử dụng thuốc trừ sâu. Khi sử dụng thuốc trừ sâu, tháo cạn nước cho tôm xuống các mưương mới xịt thuốc, khi thuốc hết tác dụng mới dâng nước lên tránh gây độc cho tôm.

f. Phòng trừ dịch hại:

Vùng nhiều địch hại như cá dữ, chim phải tìm cách chống xâm nhập vào ao, nhưư làm rào chắn, đào mương hay diệt chết theo sự rò rỉ của bờ ao, cống, tôm dễ theo nguồn nước ra ngoài. Trong ao và mương ở ruộng thả trà bảo vệ và làm chỗ trú ẩn cho tôm lúc lột xác.

· Chloramphenicol : 1,0 g/Kg thức ăn

· Furazon 0,25 g/Kg thức ăn

· Oxy tetracylin 1,8 g/Kg thức ăn

6- Phòng bệnh và kiểm tra bệnh lý:

Trong ao nuôi tôm cũng như các loài thuỷ sản khác, biện pháp phòng bệnh là hữu hiệu nhất, còn chữa bệnh ít hiệu quả.

a- Phòng bệnh:

· Cải tạo ao và ruộng tốt.

· Chất lượng con giống tốt.

· Quản lý môi trường ao nuôi tốt, không để các hiện tượng sốc xảy ra, nhưư pH cao, Oxy thấp.

· Thức ăn cho ăn đầy đủ, đảm bảo chất lượng.

· Trộn thuốc vào thức ăn, 10 ngày cho ăn 1 lần, dưới dạng thức ăn viên.

b- Một số bệnh thường gặp:

· Ðóng rong: Trong ao có nhiều con tôm bị đóng rong, chiếm trên 10% lượng tôm ở trong ao, đây là do hiện tượng thiếu dinh dưỡng , tôm không lột xác được, lúc này ta phải bổ xung ngay thức ăn đủ dinh dưỡng, tôm sẽ lột xác bình thường.

· Mềm vỏ: Tôm lột xác xong 1-2 giờ la lớp vỏ ngoài cứng, nhưng trong ao thấy tôm lột vỏ mềm vỏ lâu, có số lượng mềm vỏ nhiều. Ðây là hiện tượng nguồn nước có độ cứng thấp, thức ăn thiếu Ca và Phospho không đủ để tôm tạo vỏ tốt.

· Bệnh phồng mang: Ðây là dạng ký sinh bám vào các tấm mang do nguồn nước trong ao bẩn ít thay nước.

· Bệnh ký sinh: Protozoa ở vùng nước nhiễm bẩn, ao ít thay nước tôm dễ bị nhiễm bệnh này, trên cơ thể tôm mọc thành đám như sợi bông. Ðó là bọn Zoothamnium epistylis, nếu lượng ký sinh nhiều, tôm không lột vỏ được và bị chết.

7- Thời gian nuôi :

Tôm thường nuôi từ 5-6 tháng là thu hoạch, ta có thể đánh tỉa và có thể kéo dài 6-8 tháng, trọng lượng tôm nuôi có thể đạt trung bình tôm đực: 65g/con, tôm cái: 35g/con

8- Năng suất :

· Năng suất nuôi tốt nhất trong ao có thể đạt 800-1.200 hụt, mật độ ươm 150-200 PL/m2. /vụ Kg/ha.trong ruộng lúa đạt 150 - 200 Kg/vụ/ha.

· Việc nuôi tôm càng xanh bán thâm canh và nuôi quảng canh cải tiến trên ruộng lúa, đang phát triển tốt ở nước ta, đạt hiệu quả kinh tế. Khi người nuôi tôm nắm bắt được các kỹ thuật nuôi cơ bản, nuôi sẽ thành công.

Trích giáo trình kỹ thuật nuôi tôm của tác giả K.s Phạm văn Tình - Nhà xuất bản Nông nghiệp – 1994

Nguồn: American Technologies Inc

Không có nhận xét nào: