Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2007

Sản xuất tôm cá giống

SẢN XUẤT TÔM CÁ GIỐNG

1. Kỹ thuật sản xuất tôm, cá giống

Phương pháp cho tôm nước ngọt đẻ

Tôm nước ngọt được nuôi dưỡng và sinh sản chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn cho tôm mẹ đẻ, giai đoạn nuôi tôm con và giai đoạn trưởng thành. Giai đoạn khó nhất là giai đoạn cho tôm đẻ. Hai giai đoạn sau tương đối dễ làm.

Giai đoạn cho tôm đẻ:

Giai đoạn này quan trọng nhất là môi trường nước phải trong sạch, thức ăn và cách cho ăn rất quan trọng.

Môi trường nước phải là nước pha. Có thể dùng nước biển hoặc là nước pha muối (muối này có thể mua để dùng). Ðể giữ cho nước sạch có hai phương pháp: kỹ thuật tân tiến hay phương pháp cổ điển.

  • Phương pháp tân tiến là cho tôm đẻ trong thùng ở trong nhà và phải kiểm soát các yếu tố về môi trường rất khó khăn.
  • Phương pháp cổ điển là cho tôm đẻ ở ngoài trời, trong hồ. Phương pháp này đỡ tốn kém. Sau đây là những tin tức liên quan đến phương pháp cho tôm đẻ tân tiến:

Kiểm soát môi trường nước:

Yếu tố chính là bình lọc chất cặn bã trong hệ thống nuôi tôm mẹ. Bình lọc này dùng nguyên lý sinh học tự nhiên để các vi sinh vật tự tiêu huỷ các chất dơ bẩn trong môi trường nước. Không khí với áp suất cao được sử dụng để vận hành lượng nước từ bình lọc qua hồ nuôi tôm mẹ. Các thành phần chính của hệ thống này gồm có:

1. Bình chứa nước để nuôi tôm mẹ và cho tôm mẹ đẻ
2. Bình lọc nước
3 & 4. Hệ thống ống dẫn nước
5. ỐNG và lưới chắn để lọc nước và kiểm soát tôm con
6. Ðĩa chắn chặn các vật lắng xuống.
7. Các cục tròn, làm bằng nhựa. Cục này dùng để tăng diện tích bề mặt để cho vi sinh bám vào dễ hoạt động. Cục nhựa tròn này phải mua từ đại lý.
8. Bao đựng vỏ sò được nghiền nhỏ bằng đầu đũa để điều hoà pH.
9. Một miếng nhựa có lỗ nhỏ-dùng để cản và chặn các chất dơ lại.
10. Làm một miếng vải dày để lọc các chất cặn bã
11& 12. ống khí với áp lực cao để vận hành nước.
13. Chất xúc tác tạo ra vi sinh vật để làm sạch nước. Mua tại nhà đại lý

Tất cả các vật liệu làm bằng nhựa để không gỉ sét.

Cho tôm ăn:

Con tôm mẹ khi mang bầu trứng có màu vàng đậm sẽ đưa vào bể cho sinh sản. Tôm mẹ được bỏ vào lồng nhỏ có cửa. Lồng nhỏ này được cho vào bồn sinh nở. Trứng nở thành ấu trùng có thể tự sống được khoảng một thời gian ngắn, có lẽ là 3 đến 4 ngày và phải cho ấu trùng ăn artermia. Artermia làm thức ĂN RẤT TỐT TRONG GIAI ÐOẠN ẤU TRÙNG CỦA TÔM CON. ẤU trùng được nuôi khoảng 30 ngày. Sau đó đưa ra nuôi ở hồ nước ngọt khoảng 30 ngày và khi tôm con lớn khoảng 2 phân thì đưa ra hồ nuôi tôm thịt. Nuôi khoảng 120 ngày thì tôm có kích thước và trọng lượng khoảng 75 gam một con.

Những điều cần ghi nhớ:

1. Nhiệt độ ấm khoảng 850F là tốt để tôm lớn nhanh. Việt Nam có thể nuôi hai vụ

2. Ôxy trong ao nuôi rất quan trọng, vì thiếu ôxy tôm sẽ bị chết. Dùng quạt nước của Ðài Loan thô sơ nhưng rất hiệu quả vì vừa hoà oxy vừa tạo dòng chảy cho ao hồ.

3. Cần đưa bình lọc vi sinh vào hoạt động 4 tuần trước khi cho tôm đẻ vì nếu không làm điều này sẽ làm cho nước ô nhiễm làm chết tôm ấu trùng.

4. Lựa chọn lưới, kích thước, độ rỗng của lưới rất quan trọng để ấu trùng không lọt ra ngoài.

5. Có thể dùng đèn UV đặt ở đầu vòi nước chảy vào hồ sinh sản để diêt khuẩn.

6. Lưu ý là trong môi trường nước luôn có khuẩn và cách hay nhất để bảo vệ tôm cho tăng trưởng nhanh là tạo ra môi trường nuôi dưỡng tốt để tôm có sức đề kháng lại khuẩn, chống bệnh tật.

7. Cần nghiên cứu thời gian sau 120 ngày khi tôm trong hồ nuôi-kiểm soát độ tăng trưởng để quyết định có nên kéo dài thêm ngày nuôi tôm để có thêm lợi nhuận. Bên Mỹ dùng 120 ngày vì thời gian có nhiệt độ vào mùa ấm rất ngắn.

8. Các nhà nghiên cứu về tôm nước ngọt tại Mỹ rất lạc quan về ngành này tại Mỹ. Dù mới phát triển nhưng đã có nhiều người đầu tư và theo các giáo sư Mỹ, Việt Nam là nơi rất có tiềm năng phát triển tôm nước ngọt.

9. Ðặt đèn Neon trên trần bồn ấu trùng có độ sáng đủ để ấu trùng bắt mồi.

2. Kỹ thuật sản xuất tôm, cá thương phẩm

Qui trình công nghệ nuôi tôm sú, tôm he bán thâm canh

1. Tiêu chuẩn ao đầm:

· Có bờ chắc chắn, không rò rỉ.

· Có đáy cát pha hoặc đáy có lớp bùn mỏng.

· Diện tích càng nhỏ càng dễ chăm sóc và quản lý.

· Có cống thu và thoát nước dễ dàng.

· Ðộ mặn đạt từ 10 - 25 phần ngàn.

· Ðộ pH của nước từ 7 - 8,5.

· Mức nước trong ao cần đạt từ 0,8 -1,2 m là đưược.

· Với tôm he chân trắng nên tăng độ sâu ao khoảng 1,8m để có thể nuôi vào vụ đông

2. Chuẩn bị ao đầm:

Mỗi vụ nuôi tôm khoảng 20 -25 ngày phải hoàn thành việc chuẩn bị ao gồm các bước sau đây:

1. Tháo cạn nước ao, đầm vét lớp bùn ở đáy ao (nhất là các ao, đầm đã nuôi nhiều vụ).

2. Ðảo lớp mặt đáy ao, đầm khoảng 0,1 - 0,15 m cho tơi xốp, nhưng tránh không để lớp đất phèn, chua ở dưới đáy ao bị xới lên, dọn sạch cỏ, cây trên bờ ao.


3. Khử chua bằng vôi: lượng vôi tuỳ thuộc vào độ chua của lớp đất đáy ao:

pH của đất đáy và bờ ao

Lượng vôi (Kg/ha )

4,0 -4,5

1500

4,6 -5,0

1250

5,1 - 5,5

1000

5,6 - 6,0

750

6,1 -6,5

300

6,6 - 7,0

100

4. Nếu những nơi không phải khử chua, không thể phơi đáy ao được thì tiến hành diệt tạp như sau:

· Tháo nước ao cho hết ở mức thấp nhất, đạt vào khoảng 0,05 - 0,1 m trên mặt đáy ao là tốt.

· Sử dụng một trong các loại thuốc diệt tạp như sau:

- Hạt bồ hòn giã nhỏ với liều 5-10kg/ha
- Hạt chè giã dập ngâm nước với liều 10 Kg/ha.
- Rễ cây rễ cây ruốc cá giã dập ngâm nưước: 1 Kg/1000 m3 nước, dùng trước khi thả tôm.
- Thuốc diệt tạp có bán trên thị trường theo hướng dẫn trên nhãn.
- Nên bón phân hữu cơ trong khi cải tạo phơi đáy ao
- Không nên dùng quá nhiều phân vô cơ trong đáy ao để gây màu nước.
- Rắc đều thuốc diệt tạp trên mặt ao vào lúc 9- 10 giờ sáng. Buổi chiều tiến hành tháo cạn và nhặt bỏ cá chết.
- Lấy nước vào ao qua lưới lọc để rửa ao 1- 2 lần. Lần cuối cùng nên giữ nưước lại trong ao ở độ sâu 0,8m trở lên.

5. Bón phân gây thức ăn tự nhiên trong ao.

- Bón phân hữu cơ :

Vào khoảng 10 -15 ngày trước khi thả tôm vào ao, tiến hành tháo cạn ao để bón phân hữu cơ cho ao nuôi. Sử dụng một trong các loại phân sau để bón cho 1 ha ao:

· Phân bò khô ủ mục : 1000 - 2000 Kg.

· Phân lợn ủ mục : 500 - 1000 Kg.

· Phân gà khô ủ mục : 100 - 150 Kg.

Rắc đều phân trên mặt ao. Có thể tiến hành bón đồng thời với việc khử chua cho ao như trên đã trình bày. Sau khi bón phân tiếp tục lấy nước qua lưới lọc (cỡ mắt nhỏ) vào ao tới độ sâu 0,8m trở lên.

- Bón phân vô cơ:

Trước 3 - 5 ngày trước khi thả tôm giống, sử dụng các loại phân vô cơ sau đây để gây mầu nước cho 1ha ao nuôi:

· Urea : 20 - 25 Kg.

· Phân lân : 10 - 15 Kg.

Cách bón: Cần hoà các loại phân riêng biệt trong nưước ngọt, sau đó té đều khắp mặt ao.

3. Làm sạch môi trường ao nuôi:

Tuy đã diệt tạp như mục 2.4 nhưng những mầm mống gây bệnh cho tôm vẫn có thể tồn tại trong nước (trong phân gia súc, gia cầm) được cấp vào ao nuôi, vì vậy để làm sạch môi trường nước nuôi, cũng như để diệt các mầm gây bệnh cho tôm như E.coli, Aaeromonas v.v... Cần phải dùng chế phẩm vi sinh BRF - 2AQUAKIT (Sản phẩm của công ty công nghệ Việt Mỹ 2 - 3 ngày trước khi thả tôm vào ao).

Cách dùng chế phẩm BRF - 2:

· Liều dùng: 50g BRF - 2 cho mỗi ao nuôi có thể tích 2500 m3 nước.

· Hoà đều 50g BRF-2 vào 20 lít nước, sục khí để tăng hàm lượng O2, làm tăng khả năng sinh trưởng cho các vi sinh vật trong chế phẩm. Sục khí liên tục trong vòng 24 giờ ở nhiệt độ từ 280c - 320c.

· Dung dịch trên được phun đều trên mặt ao nuôi có thể tích 2500m3, mỗi tháng dùng 3 lần (10 ngày một lần), dùng liên tục cho đến hết vụ tôm.

· Chú ý: Dung dịch sau khi sục khí được dùng không quá 72 giờ.

4. Thả tôm giống:

1. Mật độ thả:

· Ðối với tôm sú P15 là 8 con/m2

· Ðối với tôm he là 10 - 12 con /m2 .

Ðo kích thước 15 - 20 con, nếu kích cỡ tôm nằm trong khoảng 3 - 5 cm là đạt, nếu tôm có kích thước nhỏ hơn vào khoảng 2 -3 cm thì mật độ thả tôm phải tăng lên.

2. Kiểm tra chất lượng tôm:

· Tôm phải sáng màu, màu sắc phải tương đối đồng đều.

· Tôm phải khoẻ mạnh, không bơi lờ đờ, không dị hình, trong bao đựng không có tôm chết.

· Chọn 150 con tôm giống lấy 1ml formol 38 - 40% hoà trong 10 lít nước sục khí 30 phút đồng thời thả tôm khi sục khí, nếu tôm chết dưới 5 con là đạt. Bỏ những con tôm chết và tôm bơi lờ đờ, thả tôm khoẻ vào ao nuôi.

3. Làm tôm thích nghi với ao nuôi:

· Trước khi thả tôm giống xuống nước cần thả các bao đựng tôm mới chở đến xuống ao, sau đó mở miệng túi cho rộng ra, khoát thêm nước vào túi, để yên chừng 30 - 40 phút rồi mới từ từ thả tôm ra ao. Nếu tôm bơi tản, hoạt động bình thường là đạt yêu cầu.

· Thời gian thả tôm vào ao: Sáng sớm 5 - 6 giờ hoặc chiều mát 18 - 20 giờ. Tránh ngày âm u. Thả ở đầu gió hoặc thả xung quanh ao nếu trời không có gió.

5. Cho tôm ăn:

1. Khối lượng thức ăn cho tôm:

· Tháng đầu tiên: Lượng thức ăn bằng 10 - 15 % khối lượng tôm trong ao.

· Tháng thứ 2: Lượng thức ăn bằng 8 -10 % khối lượng tôm trong ao.

· Tháng thứ 3: Lượng thức ăn bằng 5 - 8 % khối lượng tôm trong ao.

2. Số lần, thời gian và tỷ lệ thức ăn cho tôm trong ngày.

· Lúc 6 giờ cho tôm ăn với khối lượng thức ăn bằng 25% tổng khối lượng thức ăn trong ngày.

· Lúc 10 giờ 15% TLTATN

· Lúc 18 giờ 25% TLTATN

· Lúc 22 giờ 35% TLTATN

3. Phương pháp cho ăn:

· Ðặt 5 - 10 khay thức ăn kiểm tra mức độ ăn của tôm vào các vị trí cố định phân bố đều trong ao. Lấy khoảng 2 - 4 % lượng thức ăn của mỗi lần cho vào các khay kiểm tra, số thức ăn còn lại rải đều vào một số điểm cố định trong ao.

· Dựa vào mức độ ăn của tôm trong các khay kiểm tra để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày của tôm.

· Có một số gia đình làm sàn đựng thức ăn và đặt sàn chìm xuống ao , hàng ngày kiểm tra mức độ thừa thiếu thức ăn ở sàn để điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm ngày hôm sau.

· Ðặt 4 vó cho 0,5 ha ao nuôi để kiểm tra sức ăn của tôm.

· Số lượng thức ăn còn lại được rải đều khắp ao nuôi (trừ khu vực góc ao và giữa ao có chất cặn bã ở đó)

Chú ý: Vào những ngày râm mát có thể cho tôm ăn thêm một lần vào lúc 14 giờ với lượng thức ăn điều chỉnh từ 2 lần cho ăn còn lại trong ngày.

6. Quản lý nước:

-Phấn đấu duy trì mức nước trong ao nuôi có độ sâu từ 0.8 - 1,2 m.

-Không nên thay nước thường xuyên, nếu thay nước thì phải xem xét toàn vùng để kiểm tra trước.

-Nếu nước thuỷ triều kém cần dùng máy bơm để cấp thêm nước để duy trì độ sâu theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Nơi nào có độ mặn quá cao trên 30 phần ngàn, phải bổ xung thêm nước ngọt để có độ mặn thích hợp.

7. Quản lý ao nuôi:

-Kiểm tra bờ, cống cấp, thoát hàng ngày để kịp thời sửa chữa.

-Thường xuyên vệ sinh lưới chắn rác, lưới lọc, khay kiểm tra thức ăn, vớt váng, tảo rêu, rác bẩn trong ao.

-Dùng lưới hoặc thuốc diệt tạp kịp thời cá tạp trong ao.

-Cắm chà để tạo chỗ trú ẩn cho tôm và chống bắt trộm.

8. Quản lý môi trường và dịch bệnh:

Thường xuyên theo dõi ao nuôi và phát hiện các hiện tượng bất thường xảy ra trong ao nuôi, lựa chọn các giải pháp xử lý thích hợp.

9. Thu hoạch tôm:

1. Kiểm tra tôm trước khi thu hoạch.

· Dùng chài quăng thu mẫu để kiểm tra khối lượng trung bình của tôm trong ao. Cách tính khối lượng trung bình của tôm như sau:

· P= A/m

· Trong đó P là khối lượng trung bình của cá thể trong ao nuôi.

· A là tổng khối lượng tôm qua n lần chài

· m là số lượng cá thể tôm thu được của n lần chài.

· Nếu là tôm sú cần đạt khối lượng trung bình lớn hơn30 g/cá thể. Nếu là tôm he cần đạt khối lượng trung bình lớn hơn 12 g/cá thể.

· Về khối lượng như trên là có thể thu hoạch được. Tuy nhiên nếu thấy có nhiều cá thể vỏ mềm, phải chờ thêm 4 - 6 ngày nữa khi nào tôm cứng vỏ mới thu hoạch.

2. Thời gian và biện pháp thu hoạch:

· Nên thu hoạch tôm vào những đêm tối trời.

· Trong 3 - 4 hôm đầu sử dụng 6 - 10 đó để thu hoạch dần. Sau đó tháo cạn ao kết hợp thu tôm bằng đáy. Khi cạn dùng tay nhặt tôm hoặc vợt.

· Sau khi thu, tôm được rửa sạch, ướp đá đặt vào thùng cách nhiệt, rồi chuyển ngay tới cơ sở chế biến.

KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH

Chương I:

Một số đặc điểm sinh học

I. vùng phân bố:

Tôm càng xanh phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới. Nhưng chủ yếu là vùng nam và vùng đông nam châu á, một phần của Ðại Tây Dương và một vài BÁN ÐẢO Ở THÁI BÌNH DƯƠNG. Ở Việt Nam tôm càng xanh phân bố từ Nha Trang trở vào, là nước có sản lượng tôm càng xanh trong tự nhiên nhiều hơn cả. Ví dụ: Trong năm 1980 Việt Nam khai thác ngoài tự nhiên khoảng 6.000 T/năm, Campuchia 100-200, Malaixia 120 T/năm, Thái Lan 400-500 T/năm (FAO 1979).

Tôm càng xanh có thể di chuyển giống từ vùng này sang vùng khác của thế giới, những nước không có tôm càng xanh phân bố trong tự nhiên, hiện đã di giống về nuôi như Ðài Loan, Pháp, Mỹ... Tôm càng xanh là một loài tôm nuôi có giá trị kinh tế cao trong diện tích nuôi nước ngọt.

II. Tên khoa học:

Ngành

Arthorpoda

Nghành phụ

Anterata

Lớp

Crustacea

Bộ

Decapoda

Bộ phụ

Macrara

Họ

Palaemonidae

Giống

Macrobrachium

Loài

Rosenbergii

Tên tiếng Anh

Giant prawn

III. Hình thái và tăng trưởng:

Tôm càng xanh ở nước ta có trọng lượng khá lớn, con đực đạt 450 g/cá thể. Thân tương đối tròn, cá thể trưởng thành có màu xanh dương đậm. Chuỷ phát triển nhọn và cong lên 1/2 bề dài tận cùng của chuỷ, trên mắt chuỷ có 11-15 răng, và 3-4 răng sau hốc mắt. Mặt dưới thường có 12-15 răng. Chiều dài của chuỷ cá thể trưởng thành ở con cái thường bằng hoặc ngắn hơn vỏ đầu ngực, còn chuỷ con đực dài hơn chiều dài vỏ ngực.

Chân ngực thứ 2 luôn luôn phát triển hơn các chân khác, nhất là con đực trưởng thành, đôi chân ngực thứ 2 có hình dạng và kích thước giống nhau ở 2 phía (phải và trái).

Trong quá trình tăng trưởng, con đực thường lớn nhanh hơn con cái. Khi chiều dài bình quân 8-14cm, trọng lượng cơ thể đạt 10-20g, tôm càng xanh có phát triển nhanh tương đương giữa con đực và con cái.

Trong quá trình nuôi, thả nuôi trực tiếp tôm bột (Postlarvae) sau 7 tháng nuôi, cá thể đực lớn nhất đạt 110g, cá thể cái lớn nhất chỉ đạt 50g.

IV. Chu kỳ sống và các giai đoạn biến thái

1- Chu kỳ sống:

Trong quá trình tăng trưởng và phát triển, tất cả các loài tôm (cũng như các loài giáp xác khác) đều phải lột bỏ lớp vỏ bên ngoài theo một thời gian nhất định, quá trình này gọi là lột xác, cùng với quá trình lột xác là sự lớn lên về thể xác, và trọng lượng. Khi tôm đã trưởng thành, còn có dạng lột xác sinh sản (xảy ra ở con cái).

Trong vòng đời của tôm càng xanh có 5 giai đoạn chủ yếu sau:

· Trứng - ấu trùng - Tôm bột (postlavrae) - tôm giống (Juvenile) -Tôm trưởng thành (adult).

· Mỗi giai đoạn, đòi hỏi môi trường và điều kiện sống khác nhau, vòng đời của tôm càng xanh được tóm tắt như sau:

· Khi con cái và con đực trưởng thành, con cái trứng chín, hiện tượng lột xác xảy ra, con đực và con cái tiến hành giao vỹ. Sau 2 giờ tôm cái đẻ trứng, trứng được chứa ở khoang bụng bằng 4 đôi chân bụng. Nếu tôm cái không được giao vỹ. Vẫn đẻ trứng nhưng sau 2-3 ngày trứng sẽ rụng và rời khỏi khoang trứng. Trứng thụ tinh được giữ lại ở khoang bụng. Trong quá trình ấp trứng, các đôi chân bụng hoạt động liên tục, cấp dưỡng khí cho trứng phát triển, trứng nào bị hư sẽ bị loại ra bằng đôi chân ngực thứ 2.

· Thời gian ấp trứng 17-18 ngày ở nhiệt độ nước 27 - 28oc. Số lượng trứng được đẻ ra tỷ lệ thuận với trọng lượng tôm cái, Trung bình 1g tôm cái cho 700-1000 trứng. Tôm càng xanh có đặc điểm mắn đẻ, gặp điều kiện thuận lợi, thức ăn đầy đủ, tôm có thể đẻ 4-6 lần trong năm. khi tôm đang ấp trứng, buồng trứng vẫn phát triển, phóng thích ấu trùng ở bụng xong, sau 2-5 ngày lại lột xác, giao vỹ và đẻ tiếp.

· Trứng thường nở vào ban đêm, sau1-2 đêm mới nở hết. Trong tự nhiên ấu trùng có thể nở ra vùng nước ngọt hay nước lợ. Nếu ra vùng nước ngọt ấu trùng phải di chuyển ra vùng nước lợ để sống, nếu không di chuyển được sau 3-15 ngày sẽ chết hết. ấu trùng thường sống trong vùng nước có độ mặn từ 7- 8% để tồn tại và phát triển. Thời gian ấu trùng chuyển thành tôm bột nhanh nhất là 16 ngày và dài nhất khoảng 40 ngày. Khi chuyển thành tôm bột, chúng sẽ di chuyển về vùng nước ngọt để phát triển và tăng trưởng. Lúc này tôm bột có độ thẩm thấu độ mặn rộng, đó là đặc tính của loài tôm này.

2- Các giai đoạn biến thái:

· Trứng tôm đẻ ra có hình ellip chiều dài 0.6- 0.7mm, mới đẻ ra có màu vàng cam, trong quá trình ấp màu sẽ chuyển dần sang xám đậm trước khi nở.

· Ấu trùng có 11 giai đoạn biến thái, mỗi giai đoạn có một hình thaí khác nhau, giai đoạn 1 dài 2mm; giai đoạn 11 dài khoảng 7mm.

· Giai đoạn tôm bột: Lúc mới xuất hiện có chiều dài khoảng 7mm, đặc tính hơi giống tôm trưởng thành. Cơ thể có màu trong mờ, phía đầu có màu hơi đỏ.

· Các giai đoạn sau đều có hình dạng giống tôm bột, chỉ khác nhau về trọng lượng và kích thước.

V. Tập tính và bắt mồi:

Tôm càng xanh là loài ăn tạp nghiêng về động vật, trong tự nhiên khi kiểm tra dạ dày thức ăn gồm có: Nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể các mảnh cá vụn, các loài tảo và mùn bã hữu cơ, cát mịn.

Hình dạng và màu vị thức ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc hướng tôm đến bắt mồi. Ðiều này rất quan trọng trong việc chế biến thức ăn cho tôm.

Tôm thường bắt mồi vào chiều tối và sáng sớm, tôm thường bò trên mặt đáy ao, dùng càng nhỏ đưa mồi vào miệng. Ðặc tính của tôm càng xanh nếu không đủ thức ăn, chúng hay ăn thịt lẫn hau khi lột xác, đây là đặc tính của loài. Trong nuôi tôm thương phẩm phải chú ý đến hiện tượng này, dùng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau của tôm.

Nguồn: American Technologies Inc

Không có nhận xét nào: